Ngân hàng đầu tiên thông báo giảm lãi suất cho vay sau "vận động" từ NHNN

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chiều 13/7 phát đi thông tin giảm lãi suất hỗ trợ cho khách hàng. Đây là ngân hàng đầu tiên thông báo giảm lãi suất sau cuộc họp ngày 12/7 của Hiệp hội Ngân hàng với các hội viên.

Ngân hàng đầu tiên thông báo giảm lãi suất cho vay sau "vận động" từ NHNN

Cụ thể, thông báo của Sacombank cho biết, nhà băng này thực hiện giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại Ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế…, đồng thời tiếp tục ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Đây là hành động nhằm đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong lần bùng phát thứ 4 ở phạm vi và mức độ tác động lớn hơn nhiều so với những lần trước.

Song song với quyết định giảm lãi suất mới nhất, Sacombank cũng đang triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ưu đãi 10.000 tỷ này được Ngân hàng áp dụng từ ngày 18/06/2021 đến hết ngày 31/12/2021 hoặc khi hết nguồn tùy điều kiện nào đến trước. 

Sacombank cho biết, sắp tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục đưa ra các gói ưu đãi khác để tăng cường hơn nữa những giải pháp thiết thực đồng hành cùng khách hàng.

Từ năm 2020, dịch Covid-19 đã gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong suốt thời gian qua, Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để đối phó tình hình dịch bệnh và vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Thực hiện theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như miễn giảm lãi suất, phí dịch vụ, cơ cấu nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03, triển khai các gói tín dụng ưu đãi trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng…

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video