Năm 2021, Thép Nam Kim (NKG) lên kế hoạch lãi 600 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện 2020

Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã NKG - sàn HOSE) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch kinh doanh 2021

Năm 2021, Thép Nam Kim (NKG) lên kế hoạch lãi 600 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện 2020

Theo đó, NKG đặt kế hoạch năm 2021 đạt doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, lần lượt tăng 38% và 103% so với con số thực hiện năm 2020.

Trong năm 2020, nhờ hưởng lợi giá nguyên vật liệu giảm, mặc dù doanh thu giảm 5% xuống còn 11.560 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,2 lần, đạt 295 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 2,8% lên 7,5%.

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của NKG ghi nhận gần 7.544 tỷ đồng, giảm gần 521 tỷ đồng so với đầu năm. Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 76% so với đầu năm lên hơn 1.219 tỷ đồng, chiếm 16% tổng tài sản. Hàng tồn kho giảm 17%, còn 2.150 tỷ đồng.

Nợ phải trả cũng giảm 685 tỷ đồng, xuống còn 4.362 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm 58%.

Từ năm 2019 Nam Kim đã triển khai xây dựng nhà máy tại Chu Lai, Quảng Nam chuyên sản xuất ống thép mạ kẽm, vốn đầu tư 150 tỷ đồng, diện tích 30.000 m2 để thuận tiện cho kênh phân phối sản phẩm đến khắp các tỉnh miền Trung và Bắc. Nhà máy có công suất 150.000 tấn/năm và đi vào hoạt động sản xuất chính thức từ quý III/2020 theo kế hoạch.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên ngày 1/3, giá cổ phiếu NKG tăng trần lên 18.850 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trong phiên đạt 8,6 triệu đơn vị.

Theo ĐTCK

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video