Lãi suất ngày 26/5: Các "ông lớn" Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank giảm ở loạt kỳ hạn

Hiện lãi suất huy động cao nhất thị trường chỉ còn quanh mức 8,5%/năm. Nhóm Big 4 cũng giảm tiếp xuống còn 6,8-7,2%/năm.

Có ngân hàng giảm đến 0,7 điểm %

Tại ABBank, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng đã được điều chỉnh xuống tối đa 5%/năm theo đúng quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên cũng được điều chỉnh giảm 0,3-0,7 điểm %.

Theo đó, lãi suất kỳ hạn 36 tháng của ABBank giảm từ 9,2%/năm xuống 8,5%/năm. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,5 điểm % xuống 8,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm 0,3 điểm % xuống 8,2%/năm.

Tại VietBank, ngân hàng cũng điều chỉnh lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Trong đó, gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hiện nay tại ngân hàng sẽ có lãi 7,8%/năm, thấp hơn trước 0,3 điểm %. Đồng thời, lãi tiền gửi kỳ hạn 13 tháng cũng giảm xuống 7,9%/năm, cũng là mức cao nhất tại VietBank.

VietABank cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động theo quy định mới của NHNN. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng được giữ nguyên.

Tương tự, VPBank cũng giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng xuống còn tối đa 5%/năm, áp dụng cho khách gửi tiết kiệm online từ 10 tỷ đồng. Dưới 10 tỷ đồng, lãi suất mà khách hàng được hưởng chỉ còn 4,9%/năm. VPBank cũng giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 36 tháng lần lượt là 7,8% - 7,8% - 7%/năm. Hiện lãi suất cao nhất tại VPBank là 8%/năm, áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 10 tỷ đồng kỳ hạn 8-9 tháng.

Hiện quy định chỉ bắt buộc các ngân hàng phải niêm yết lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng không được vượt quá 5%/năm. Dù vậy, một số ngân hàng như VietBank, ABBank,…cũng giảm cả lãi suất các kỳ hạn dài hơn. Trong khi phần lớn các nhà băng vẫn giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng,…

Hiện lãi suất huy động cao nhất thị trường chỉ còn quanh mức 8,5%/năm, xuất hiện tại các nhà băng như ABBank, VietBank, GPBank, NamABank, VietCapitalBank,…

Nhóm Big 4 điều chỉnh hàng loạt kỳ hạn

Nhóm Big 4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) tiếp tục có lãi suất huy động thấp nhất hệ thống. Tại hình thức gửi tiết kiệm ở quầy giao dịch, lãi suất cao nhất của Vietcombank giữ nguyên là 7,2%/năm. Trong khi đó, BIDV, Agribank và VietinBank đều đã giảm xuống cao nhất chỉ còn 6,8%/năm.

Nhìn chung, Agribank đang có lãi suất thấp nhất. Ngân hàng không chỉ điều chỉnh lãi suất gửi kỳ hạn 12 tháng xuống 6,8%/năm mà còn giảm kỳ hạn từ 13 tháng xuống còn 6,6%/năm.

BIDV và VietinBank áp dụng mức 6,8%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Lãi suất kỳ hạn ngắn của nhóm Big 4 tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống thấp hơn cả trần quy định, đều 4,1%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 4,6% kỳ hạn 3 tháng.

Theo các chuyên gia, hiện lãi suất huy động các nhà băng điều chỉnh để đáp ứng quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Dự kiến lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi các nhà băng “ngấm” việc giảm lãi suất điều hành của cơ quan quản lý. NHNN cũng đã giảm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm,…

Theo ông Trần Minh Hoàng - Trưởng phòng Phân tích & Nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VCBS, mặc dù lãi suất giảm nhưng gửi tiết kiệm vẫn sẽ là lựa chọn của nhiều người. Giai đoạn này, doanh nghiệp và người dân đều đang dần cảm nhận những khó khăn của nền kinh tế do đó động thái thận trọng, lựa chọn những kênh đầu tư mang tính chất phòng thủ giống như gửi tiết kiệm là lựa chọn dễ hiểu.

Lãi suất ngày 26/5: Các "ông lớn" Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank giảm ở loạt kỳ hạn - Ảnh 1.
 
Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video