Kiếm lời 40%/năm trên TTCK từ những khoản góp 2 triệu đồng
TTCK không phải dễ chơi. Tâm lý nhà đầu tư khi mua cổ phiếu ở đỉnh thường nghĩ rằng “giá cổ phiếu còn tăng nữa, giá cổ phiếu còn tăng nữa”. Không ai muốn trở thành nạn nhân cuối cùng cho đến khi thị trường đổ đèo và cổ phiếu giảm giá không phanh.
Và đến khi nhà đầu tư nhận ra cổ phiếu đã giảm 50% kể từ đỉnh và không thể chịu nổi và cắt lỗ, thì lúc đó cổ phiếu lại tăng điểm. Ngỡ ngàng và ức chế, mua lại hay không mua lại, bỏ qua hay tìm cổ phiếu khác?
Hoặc giả sử nhà đầu tư đã tìm được một cổ phiếu có đầy đủ yếu tố cơ bản tốt, PE thấp, nhưng mua mãi cổ phiếu không tăng, đến khi nghĩ rằng thị trường đã bỏ rơi cổ phiếu này và chuyển sang cổ phiếu khác để tìm thời cơ thì lúc quay đầu lại cổ phiếu mình vừa bán đã tăng được một đoạn kha khá.
[caption id="attachment_34970" align="aligncenter" width="700"]
Những câu chuyện trên không phải là hiếm, kể cả VN-Index đã tăng 16,4%/năm, tức là đã gấp 3 lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy mình trắng tay trên TTCK. Thị trường phân hóa rõ nét, đã qua rồi cái thời rỉ tai nhau mua con gì cũng thắng, cuộc chơi hiện tại đã khó hơn rất nhiều. Hàng hóa trên sàn giờ ngày càng nhiều, trong khi thời gian tìm hiểu của nhà đầu tư chỉ có hạn. Vậy phải làm sao?
Người dân Việt Nam hiện tại nếu có tiền nhàn rỗi chỉ nghĩ đến 4 loại hình đầu tư: gửi tiết kiệm, mua vàng, đầu tư cổ phiếu và mua bất động sản. Gửi tiết kiệm hiện tại chỉ quanh 7%/năm, trong khi giá vàng từ đầu năm đến nay tăng 11,8%, bất động sản lại cần quá nhiều vốn, trong khi chứng khoán thì không phải ai cũng hiểu. Một kênh đầu tư khác chưa được phổ biến đó là mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư cổ phiếu. Hiện nay các công ty quản lý quỹ trong nước chủ yếu quản lý tài sản cho khách hàng tổ chức, trong khi dịch vụ quản lý tài sản khách hàng cá nhân còn bỏ ngỏ. Dân số Việt Nam trên 90 triệu dân, trong khi số tài khoản chứng khoán chỉ ở mức 1,6 triệu tài khoản, tiềm năng thị trường là vô cùng lớn. Trong khi đó, dịch vụ của các quỹ gần như chưa được đông đảo người dân biết đến.
Từ đầu năm đến nay, Quỹ mở Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA) do Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) quản lý đã có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng 25,3%, vượt trội so với đà tăng của Vn-Index và lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Nếu so với cùng kỳ năm trước, giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ của SSI-SCA đã tăng 40,2%, một con số ấn tượng về khả năng sinh lời. Nếu nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ SSI-SCA với giá 10.000 đồng/ccq cách đây gần 2 năm, đến nay nếu bán lại chứng chỉ quỹ SSI-SCA đã lên tới 14.486 đồng, mà nhà đầu tư không phải mất công suy nghĩ hay phân tích đau đầu về việc mình phải đầu tư cổ phiếu nào, khi nào mua khi nào bán.
[caption id="attachment_34968" align="aligncenter" width="662"]
Các chuyên gia phân tích của quỹ sẽ lựa chọn sàng lọc trong số gần 700 doanh nghiệp niêm yết để tìm ra 60 cổ phiếu tiềm năng, sau đó đội ngũ quản lý quỹ sẽ thực hiện các công tác phân tích chuyên sâu (thị sát nhà máy; phỏng vấn ban lãnh đạo; đối thủ cạnh tranh; các tổ chức tín dụng…) tìm ra các cổ phiếu đáp ứng tiêu chí về vốn hóa lớn, thanh khoản tốt, định giá hấp dẫn (đảm bảo các yếu tố cạnh tranh bền vững) sẽ giải ngân vào danh mục khoảng hơn 20 cổ phiếu. Tùy vào thị trường mà quỹ sẽ quyết định đầu tư 100% vào cổ phiếu hoặc có thể giải ngân vào trái phiếu hoặc tiền mặt.
Quan điểm của quỹ đầu tư giá trị dựa trên các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp hướng tới tăng trưởng tài sản trong dài hạn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn thị trường, do đó nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về những cổ phiếu trồi sụt thất thường. Ngoài ra quỹ còn cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững (ESG – yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).
Một điểm đặc biệt của quỹ SCA đó là khoản đầu tư tối thiểu chỉ ở mức 2 triệu đồng/lần. Thông thường nếu đầu tư cổ phiếu trên sàn, muốn mua những cổ phiếu cơ bản tốt nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu khá lớn. Đơn cử như cổ phiếu CTD của Coteccons có giá 248.000 đồng/cp, nhà đầu tư muốn mua 1 lô ít nhất phải bỏ ra 2.480.000 đồng chỉ để sở hữu 10 cổ phiếu. Trong khi đó nếu mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư chỉ cần đầu tư tối thiểu 2 triệu đồng (ví dụ nếu bỏ qua chi phí phát hành NAV/ccq của quỹ 10.000 đồng/ccq thì NĐT bỏ ra 2 triệu sẽ được sở hữu 200 ccq, còn NAV/ccq của quỹ là 14.500 đồng/ccq thì NĐT sẽ sở hữu 138 ccq). Việc đầu tư này sẽ giúp nhà đầu tư có tâm lý an nhàn giống như gửi tiết kiệm mà vẫn thu được tỷ suất lợi nhuận của đầu tư cổ phiếu.
Mức phí quản lý cũng không quá lớn. Phí phát hành cho danh mục dưới 1 tỷ là 1,5%, phí mua lại (nếu nhà đầu tư muốn rút tiền có thể bán lại cho quỹ để thu tiền mặt về) nếu dưới 12 tháng là 1%, từ 12 tháng đến 24 tháng là 0,5%, trên 24 tháng không mất phí.
Nhà đầu tư có thể chọn phương thức đầu tư định kỳ, mỗi tháng góp tối thiểu 1 triệu đồng/tháng hoặc 3 triệu đồng/quỹ, thời gian tham gia tối thiểu 1 năm, khi đầu tư theo phương án này mức phí sẽ được giảm 30% so với phí thông thường. Nếu đầu tư theo hình thức này chi phí đầu tư trung bình trên mỗi đơn vị quỹ của nhà đầu tư thường thấp hơn giá bán chứng chỉ quỹ trung bình, bất kể giá chứng chỉ quỹ biến động như thế nào.
Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ và thanh toán tiền mua vào tài khoản của quỹ tại ngân hàng giám sát, yên tâm làm việc khác còn việc đầu tư hoàn toàn ủy thác cho các chuyên gia quản lý quỹ mà không phải đau đầu mua cổ phiếu gì bán ra lúc nào.
Tất nhiên, không ai có thể cam kết mức lợi nhuận “trên trời” cho nhà đầu tư, tuy nhiên với kinh nghiệm quản lý 6.600 tỷ từ các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và quỹ đầu tư, Tổng giám đốc của SSIAM bà Lê Thị Lệ Hằng 4 năm liên tiếp nhận giải “Tổng giám đốc của năm” do tạp chí Asia Asset Management bình chọn, đồng thời nhiều năm liên tiếp dành giải “Công ty quản lý quỹ tốt nhất Việt Nam” do Asian Investor trao tặng, SSIAM là địa chỉ tin cậy cho nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.
Theo NDH