IMP nguy cơ bị thâu tóm?

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) vừa công bố Nghị quyết HĐQT với các định hướng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016. Đặc biệt, nghị quyết lần này đề cập đến vấn đề được cổ đông hết sức quan tâm là kế hoạch phát hành CP tăng vốn điều lệ.

[caption id="attachment_14402" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Mở rộng sản xuất

Mục tiêu của đợt tăng vốn này nhằm huy động thêm vốn cho dự án nhà máy sản xuất thuốc công nghệ cao theo tiêu chuẩn châu Âu (EU-GMP) đang được xây dựng của IMP. Ngân sách ban đầu cho dự án này là 150 tỷ đồng, nhưng trong quá trình triển khai, ban lãnh đạo IMP nhận thấy một số phân khúc sản phẩm thuốc đặc trị (chữa bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm gan siêu vi) còn tiềm năng phát triển rất lớn và chưa được các doanh nghiệp dược phẩm trong nước (cả nội địa và FDI) đầu tư bài bản. Do đó, IMP cần thêm vốn cho việc đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất theo kế hoạch mới.

Theo kế hoạch, HĐQT IMP sẽ có tờ trình về phương án phát hành riêng lẻ hơn 6 triệu cổ phiếu (CP) cho các cổ đông tại ĐHCĐ năm 2016 được tổ chức trong tháng 4 tới. Theo đó, đối tượng phát hành là tổ chức trong nước (có thể là quỹ đầu tư tài chính hoặc đối tác chiến lược trong nước là các doanh nghiệp dược phẩm khác). Do chưa chốt được giá phát hành và đối tượng phát hành nên có thể đưa ra giả thuyết giá phát hành sẽ không thấp hơn 32.300 đồng/CP, mức giá phát hành riêng lẻ cho CTCP Dược phẩm Phano trong năm 2015. Như vậy, với lượng CP trên, IMP sẽ thu về ít nhất 196 tỷ đồng nếu phát hành thành công, nâng vốn điều lệ lên thành 350 tỷ đồng.

3 kịch bản

Theo nhận định của CTCK FPT (FPTS), trong trường hợp kế hoạch phát hành này được ĐHCĐ thường niên thông qua và phát hành riêng lẻ thành công, CP IMP nhiều khả năng sẽ chịu nhiều tác động kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực là IMP sẽ hở room cho khối ngoại gần 3 triệu CP (tương đương 8,5% vốn cổ phần sau phát hành).

Trong khoảng 1 năm gần đây, IMP là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết luôn trong tình trạng kín room khối ngoại (49%) với sự có mặt của hầu hết các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam. Do đó, đợt phát hành này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài (cả mới và hiện hữu) gia tăng tỷ lệ sở hữu CP để trở thành cổ đông lớn. Từ đó có thể tranh cử một suất tham gia HĐQT để nắm sâu về tình hình hoạt động, sử dụng vốn và chiến lược phát triển của IMP.

Các số liệu thống kê cho thấy trong năm 2015, sau khi room khối ngoại hở ra do IMP phát hành riêng lẻ cho CTCP Dược phẩm Phano, một số quỹ đầu tư tài chính nước ngoài đã mua khớp lệnh trên sàn và là nhân tố khiến giá CP tăng 25% chỉ trong 5 ngày. Tuy nhiên, không dễ để khối ngoại gia tăng tỷ lệ sở hữu bởi thanh khoản của IMP rất thấp.

Hiện nguồn cung CP IMP duy nhất cho nhu cầu mua hơn 2,9 triệu CP của khối nhà đầu tư nước ngoài đến từ hơn 4,4 triệu CP đang được các cá nhân và tổ chức trong nước nắm giữ. Nếu khối ngoại mua hết toàn bộ lượng CP được phép mua nêu trên, nguồn cung CP còn lại do các cá nhân và tổ chức trong nước nắm giữ (bao gồm cả cán bộ nhân viên không phải công bố thông tin khi mua bán) chỉ còn hơn 1,4 triệu CP.

Bên cạnh yếu tố tích cực trên, đợt phát hành CP mới của IMP có thể tạo ra tác động tiêu cực là hiện tượng EPS bị pha loãng. Vốn điều lệ hiện tại của IMP là 289 tỷ đồng, tương đương 28,9 triệu CP, nếu phát hành thành công, lượng CP lưu hành bình quân trong năm là 30,5 triệu CP. Giả sử lượng CP phát hành thêm được lưu hành từ tháng 10/2016, EPS năm 2016 sẽ bị pha loãng khoảng 5% so với trước khi phát hành. Đặc biệt, một tác động tiêu cực khác là thanh khoản của IMP.

Cũng theo FPTS, còn một tác động nữa chưa thể đánh giá được là sự thay đổi lớn trong cấu trúc sở hữu của IMP khi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu bị giảm (pha loãng). Trong đó, tỷ sở hữu của cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) sẽ giảm xuống dưới 20%. Khi đó, IMP không còn là công ty liên doanh liên kết của Vinapharm mà chỉ còn là một khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Ngoài ra, nếu cổ đông mới có mối liên hệ hoặc bắt tay hợp tác với Phano, nhóm cổ đông này sẽ nắm gần 25% vốn cổ phần của IMP sau phát hành và sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và hoạt động kinh doanh của IMP trong thời gian sắp tới.

Theo Báo Sài Gòn Đầu Tư

Tags:

Thị trường chứng khoán đang định hình chu kỳ tăng giá mới?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nửa đầu năm 2025 đầy biến động do tác động từ bất ổn vĩ mô thế giới, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ và xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục tích cực và vượt vùng 1.340 điểm khi các cải cách về thể chế để hỗ trợ nội lực nền kinh tế dần được thông qua.

Quỹ mở lên ngôi giữa chu kỳ phục hồi thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến chu kỳ hồi phục mạnh mẽ hiếm có trong vòng ba năm trở lại đây, khi VN-Index vượt lên mốc 1.457 điểm, áp sát vùng đỉnh thời kỳ Covid-19. Sức bật của thị trường đã giúp các quỹ mở ghi nhận hiệu suất vượt trội chỉ trong vòng 3 tháng qua.

Bỏ room tín dụng: Từng bước nghiên cứu, chờ thời điểm chín muồi

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN sớm bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng, thay vào đó cần theo cơ chế thị trường. Thực tế trong thời gian qua, NHNN đã đổi mới cơ chế điều hành, có lộ trình giảm dần và tiến tới bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Video