Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 của các ngân hàng tốt hơn nhiều so với quý 1

Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng được các TCTD nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý II/2022 và quý III/2022 so với quý liền trước.

Vụ Dự báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả chính trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các Tổ chức tín dụng (TCTD) quý III/2022.

Đúng như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý I/2022. Trong quý III/2022, 54,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục "tăng nhẹ" so với quý II/2022, 38,9% TCTD kỳ vọng "không đổi" và 6,5% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ. 

Trong năm 2022, 87,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 8,5% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% TCTD dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý II/2022, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước. Theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, ”Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II/2022 và dự kiến cả năm 2022, trong khi đó, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD. 

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý II/2022 và quý III/2022 so với quý liền trước.  

Tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong Quý II/2022 tăng chậm lại so với quý trước và được kỳ vọng diễn biến tích cực hơn trong Quý III/2022 cũng như trong cả năm 2022 so với năm 2021.

Theo Nhịp sống kinh tế

Ngành thời trang Việt “định vị” trên bản đồ thời trang quốc tế

Các tuần lễ thời trang Việt Nam đang thực hiện được sứ mệnh đưa tinh hoa thời trang nước nhà vươn tầm thế giới và là cầu nối đưa xu hướng thời trang thế giới hội nhập về Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ ngôi sao quốc tế chọn diện trang phục của các nhà thiết kế Việt Nam, giúp tên tuổi của nhiều nhà thiết kế, ngành thời trang Việt tỏa sáng, đầy tiềm năng trên bản đồ thời trang thế giới.

Duyên dáng nét thơ

Áo dài Việt ở bất cứ thời điểm nào cũng được ưa chuộng bởi nét nữ tính và duyên dáng. Trong không khí Xuân dịu nhẹ, các chị em hào hứng sắm sửa, trang điểm và diện những bộ áo dài ưng ý nhất để chụp hình khắp phố phường từ trước Tết. Có lẽ sự sống động và háo hức chuẩn bị cho Tết vui, Xuân bình an luôn là những cảm xúc khó quên đối với mọi người.

Ngọc lục bảo - Vẻ đẹp quý tộc vượt thời gian

Là biểu tượng của đẳng cấp và địa vị khi nhắc đến những món trang sức của hoàng gia có giá trị lên đến hàng triệu đô, ngọc lục bảo trên thực tế quý và hiếm hơn kim cương rất nhiều lần.

Nhà Thiết kế Trịnh Hoàng Diệu ra mắt bộ sưu tập Áo dài “MÀU THỜI GIAN”

Tiếp nối thành công của các bộ sưu tập “Xưa và Nay”, “Nhật Nguyệt”, “Em Đến Từ Nghìn Xưa”, “Vũ Khúc Gấm Lụa”, “Bóng – Hình”…, tối ngày 14/12/2023, tại Khách sạn Continental Saigon, Nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu sẽ cho ra mắt bộ sưu tập áo dài mới mang tên “Màu thời gian” trong chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang “Diệu – Màu Thời Gian”. Chương trình do gia đình Trịnh Công Sơn phối hợp cùng dự án sách “Thương Hiệu Việt Nam - Thời Khắc Vàng” và Vietnam Brand Purpose tổ chức.

Video