Hai năm không trả được nợ NCB, OGC buộc phải bán 32 triệu cổ phiếu OCH

Tài sản đảm bảo của khoản vay đã chính thức được đem ra xử lý. Tuy nhiên, bán 32 triệu cổ phiếu OCH không phải điều đơn giản khi OCH là một trong những cổ phiếu thanh khoản kém nhất thị trường.

Bán 32 triệu cổ phiếu OCH thế chấp để trả nợ

Thông tin mới đây từ CTCP Tập đoàn Đại Dương (mã OGC-HoSE) cho biết Tập đoàn này đăng ký bán ra 32 triệu cổ phiếu OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã OCH-HNX).

Nếu thực hiện thành công, số cổ phần OCH do OGC sở hữu sẽ giảm từ 111,05 triệu cổ phiếu xuống 79,05 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu cũng giảm mạnh từ 55,55% xuống 39,75%. Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 25/8 đến 24/9 thông qua phương thức thỏa thuận, khớp lệnh hoặc ngoài hệ thống.

Mục đích của giao dịch là nhằm xử lý tài sản đảm bảo theo Hợp đồng cầm cố. OGC có khoản vay Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) trị giá 445 tỷ đồng đã quá hạn từ tháng 6/2015. Theo tiêu chí định lượng khi phân loại nợ, khoản vay này đã được xếp vào nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Đây là khoản vay được bảo đảm bởi 32 triệu cổ phiếu OCH và 2,5 triệu cổ phiếu OceanBank. Thời điểm cho vay, cổ phiếu OCH nằm trong khoảng giá 25.000 đồng/cp. Nhưng hiện giá cổ phiếu OCH đang được giao dịch tại mức 8.900 đồng/cp. Còn cổ phiếu OceanBank đã được NHNN mua lại với giá 0 đồng từ năm 2015.

Nếu bán được ở mức giá hiện tại, NCB có thể thu hồi được 285 tỷ đồng. Tuy nhiên, 32 triệu cổ phiếu OCH "rao bán" trong một tháng là khó hay dễ? Thực tế hồi cuối tháng 6 vừa qua, đã có 5,2 triệu cổ phiếu OCH được giao dịch trong 2 ngày liên tiếp tại mức giá 5.000 - 6.000 đồng/cp.

Sau biến cố hồi tháng 10/2015, khi ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HDQT của cả OGC và OCH vướng vòng lao lý, giá cổ phiếu OCH lao dốc giảm sâu. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với cổ phiếu này ở cả thời điểm trước và sau biến cố, đó là tình trạng thanh khoản thấp.

Không còn công ty con OCH, OGC có gặp khó?

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 về khoản nợ tại NCB, ông Lê Quang Thụ - Chủ tịch HĐQT OGC cho biết đã làm việc với NCB nhiều lần. Bản thân khi OGC hợp tác với ai cũng đều có thông báo tới NCB để có thể sớm trả nợ khoản vay và giải chấp cổ phiếu OCH mà OGC sở hữu.

Thời điểm đó, ông Thụ cho rằng NCB đã không thực hiện giải chấp trong suốt thời gian qua và kỳ vọng sẽ tiếp tục không bị giải chấp. Tuy nhiên, hiện nay, việc xử lý nợ xấu đang được thực hiện rốt ráo hơn. Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đã chính thức có hiệu lực từ 15/8, hay hàng loạt quyền năng đã được bổ sung cho VAMC,...

Nếu bán hết cổ phần OCH như đăng ký, OGC sẽ không còn là công ty mẹ, đồng nghĩa với việc doanh thu và lợi nhuận của OCH không còn được hợp nhất với OGC. Trong khi, công ty con này đang đóng góp nguồn thu chính cho Tập đoàn. Tại kế hoạch tổng doanh thu 1.272 tỷ đồng năm 2017, mảng kinh doanh khách sạn từ OCH dự kiến đóng góp không nhỏ.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video