HAGL thêm ngành chế biến thịt, trồng cây ăn quả

Sau khi bổ sung thêm 4 ngành nghề kinh doanh mới, tổng số mã ngành mà Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đăng ký hiện lên 61 mã.
HAGL trong cay an qua

Ngày 24/6/2016, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG-HoSE) đã nhận được Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, bổ sung thêm một số ngành kinh doanh mới.

Theo đó, ngành, nghề kinh doanh của HAGL đã tăng từ 57 mã ngành lên 61 mã ngành. Bốn ngành mới được bổ sung vào là Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến và bảo quản rau quả; hoạt động dịch vụ trồng trọng; trồng cây ăn quả. Cụ thể, ở hoạt động trồng cây ăn quả, chi tiết đối với các loại quả là chanh dây, xoài, thanh long, sầu riêng, bơ,...

Trước đó, vào cuối tháng 5/2016, Hoàng Anh Gia Lai đã được UBND Tỉnh Gia Lai chấp thuận chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cỏ nuôi bò sang trồng cây ăn trái và xây dựng nhà máy nước ép trái cây với 195,8 ha tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai của Bò sữa Tây Nguyên và 488,8 ha tại các xã Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, huyện Mang Yangi của Chăn nuôi Gia Lai. Tổng cộng 684,6 ha đất này sẽ được chuyển sang trồng cây ăn trái để cung cấp cho NM chế biến các sản phẩm từ cây ăn trái của HAGL.

Kế hoạch bước sang lĩnh vực trồng cây ăn quả cũng từng được HAGL đề cập trong Báo cáo thường niên năm 2015. Chiến lược mà HAGL trong trồng trọt là lựa chọn là đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”. Trong năm 2016 HAGL sẽ bắt đầu khai thác chế biến cọ dầu và một số loại cây ăn quả. HAGL dự kiến sẽ thu hoạch và vận hành thử nhà máy cọ dầu từ Quý III/2016.

HAGL cũng cho biết sẽ không mở rộng diện tích trồng mới mà chỉ tập trung vào chăm sóc và khai thác; bảo trì và vận hành tốt các nhà máy chế biến cao su, mía đường và cọ dầu trong năm 2016.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video