Giấy phép điện tử bị doanh nghiệp nghi ngờ về tính pháp lý

Bộ Công Thương đã kiến nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình công nhận tính pháp lý của giấy phép điện tử trong giao dịch điện tử.

[caption id="attachment_48965" align="aligncenter" width="660"] Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về: định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; loại chữ ký điện tử; các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn bí mật của giao dịch điện tử.[/caption]

Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình công tác cải cách hành chính (CCHC) của ngành Công Thương và kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giấy phép điện tử chờ… Luật Giao dịch điện tử

Tại cuộc họp, Bộ Công Thương đã kiến nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các bộ, ngành các bộ, ngành có liên quan một số nội dung trong lĩnh vực cải cách hành chính, thủ tục, điều kiện kinh doanh, giao dịch điện tử và chữ ký số… Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương và đánh giá cao những kết quả về CCHC mà Bộ Công Thương đạt được trong thời gian qua.

Đối với kiến nghị về công nhận tính pháp lý của giấy phép điện tử trong giao dịch điện tử, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ, vấn đề này đã được điều chỉnh bởi Luật Giao dịch điện tử và đang được các bộ, ngành triển khai theo thẩm quyền như nộp thuế điện tử, khai báo hải quan điện tử…

Về kiến nghị của Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo thống nhất đối với Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành có các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm sự tương tác trong công nghệ thông tin, phần mềm, đáp ứng yêu cầu kết nối thông tin trong môi trường mạng, kết nối với ASEAN, tạo sự thống nhất giữa các bộ, ngành, tránh lãng phí nguồn lực.

Chữ ký số sẽ giảm rủi ro mất tiền tại ngân hàng

Trước đó, các ngân hàng và chuyên gia an ninh mạng cũng khuyến cáo về tình trạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), các ngân hàng luôn đầu tư rất lớn vào hệ thống công nghệ thông tin, nhưng với công nghệ không có gì là tuyệt đối. Còn theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách về an ninh mạng của Bkav, rủi ro mất tiền của khách hàng sẽ được giảm thiểu nếu các ngân hàng sử dụng giải pháp chữ ký số (một dạng thay thế chữ ký tay trên môi trường điện tử) đang được cung cấp nhiều tại Việt Nam. Ông cho rằng chữ ký tay có thể giả nhưng chữ ký số thì không.

Ông Đặng Minh Tuấn, chuyên gia bảo mật, thành viên nhóm Vietkey, cũng cho rằng chữ ký số giúp ngăn chặn tình trạng lừa đảo, giả mạo chữ ký trong giao dịch ngân hàng, đảm bảo an toàn trong giao dịch hơn bởi nó khẳng định tính không thể chối bỏ. Đồng tình với quan điểm trên, ông Tuấn Anh còn cho biết, trong cuộc họp mới đây, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng định hướng chuyển dần những giải pháp xác thực ngân hàng sang các giải pháp mạnh hơn như chữ ký số. Ông hy vọng thời gian tới các ngân hàng sẽ ứng dụng mạnh chữ ký số.

Được biết hiện có 9 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số nội ngoại đang hoạt động tại Việt Nam. Chữ ký số đã được ứng dụng từ vài năm nay trong việc khai báo nộp thuế, nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng. Các chuyên gia cũng cho biết áp dụng chữ ký số cũng không tốn nhiều chi phí so với các giải pháp bảo mật khác. Giới chuyên gia hy vọng với ngày càng nhiều “sự cố” ngân hàng xảy ra gần đây, việc đầu tư những giải pháp xác thực có độ an toàn cao sẽ trở nên bức thiết với các ngân hàng.

Theo Song Nhi DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video