FWD Việt Nam bỏ rủi ro lặn biển, leo núi,... khỏi danh mục loại trừ bảo hiểm

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam) chính thức giới thiệu danh mục loại trừ bảo hiểm tối giản nhất với chỉ từ 2 đến 6 điều khoản loại trừ, áp dụng cho tất cả các sản phẩm của FWD.

Đây là danh mục loại trừ bảo hiểm ngắn nhất tại thời điểm hiện nay và là một bước đột phá trong ngành bảo hiểm Việt Nam. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng của FWD Việt Nam trên hành trình thực hiện tầm nhìn “thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm”.

Theo đó, rất nhiều điều khoản sẽ được FWD bỏ ra khỏi danh mục loại trừ bảo hiểm như rủi ro lặn biển, leo núi, tai nạn máy bay riêng, 1 số biến chứng khi mang thai, tiêm phòng (điều khoản loại trừ 1 số biến chứng mang thai và tiêm phòng vẫn được áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, chi trả viện phí)…

Đối với tất cả các sản phẩm bảo hiểm của FWD điều khoản loại trừ sẽ chỉ còn các yếu tố: tự tử, tự gây thương tích, vi phạm pháp luật và những sự kiện gây tổn thất lớn như chiến tranh…

Ông Anantharaman Sridharan, Tổng Giám đốc FWD Việt Nam cho biết, chúng tôi tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu danh mục loại trừ bảo hiểm ngắn nhất và đơn giản nhất, mang đến cho khách hàng phạm vi bảo vệ rộng hơn với mức phí bảo hiểm không đổi.

Việc áp dụng danh mục loại trừ tối giản nhất giúp khách hàng an tâm theo đuổi những đam mê và trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn. Đây là một sự đột phá chưa từng được triển khai ở thị trường bảo hiểm Việt Nam và là minh chứng sinh động cho giá trị cốt lõi “dám tạo khác biệt” của FWD Việt Nam.

Ngọc Lan

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video