FE Credit được nâng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng

Ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 262/ QĐ-NHNN chấp thuận việc nâng vốn điều lệ của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (gọi tắt là VPBFC - thương hiệu FE Credit) lên 1.900 tỷ đồng.

[caption id="attachment_14225" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận việc FE Credit thay đổi mức vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng. Quyết định sửa đổi nội dung liên quan tới vốn điều lệ tại Khoản 3 Điều 1 Giấy phép thành lập và hoạt động số 02/GP-NHNN ngày 30/1/2007 của Thống đốc NHNN cấp cho Công ty TNHH MTV tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (nay là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, thương hiệu FE Credit). Vốn điều lệ 100%: 1.900 tỷ do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sở hữu.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động số 02/GP-NHNN ngày 30/1/2007 nêu trên, thay thế Quyết định số 1631/QĐ-NHNN ngày 18/8/2015 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi nội dung về mức vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của FE Credit.

FE Credit có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Điều lệ phù hợp với thay đổi mức vốn điều lệ đã được chấp thuận và đăng ký Điều lệ đã sửa đổi, bổ sung tại NHNN, thực hiện đăng ký kinh doanh, công bố nội dung thay đổi và báo cáo việc thực hiện cho NHNN (cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 và các quy định của pháp luật có liên quan

Ông Kalidas Ghose, Giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch Hội đồng thành viên FE Credit cho biết: “Việc tăng vốn điều lệ này là một bước quan trọng, tạo điều kiện cho FE Credit tái cơ cấu công ty và hướng đến việc đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các nhu cầu tài chính tiêu dùng của người dân Việt Nam".

"Nguồn vốn điều lệ sau khi tăng sẽ tích cực tác động đến hoạt động của công ty như góp phần nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; củng cố nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất; hệ thống công nghệ thông tin và quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng an toàn, bền vững; đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp", ông Kalidas Ghose cho biết thêm.

FE Credit là một trong số ít đơn vị tiên phong xây dựng ngành Tài chính Tiêu dùng, sau 5 năm hoạt động, FE Credit đã tạo lập được một nền tảng vững chắc, dẫn đầu thị trường cho vay tiêu dùng tín chấp về cả quy mô và chất lượng – thông qua các sản phẩm linh hoạt với lãi suất cạnh tranh, quy trình cho vay đơn giản đến xét duyệt hồ sơ nhanh chóng cùng dịch vụ khách hàng tận tâm, các chương trình hợp tác toàn diện, các hoạt động tiếp thị chiến lược đưa khách hàng tiềm năng đến với điểm bán lẻ, cùng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng của FE Credit đang và sẽ luôn được tiếp cận với nguồn vốn ngày một thuận tiện hơn và các đối tác của chúng tôi cũng được tạo điều kiện phát triển kinh doanh tốt hơn.

Đến nay, FE Credit đã phục vụ hàng triệu khách hàng, hợp tác với hơn 4.000 đối tác tại hơn 5.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Từ đầu năm 2015 đến nay, đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới của FE Credit cùng với sự chuyển đổi thành công từ Khối Tín dụng Tiêu dùng Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sang một tư cách pháp nhân độc lập mới – Công Ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC).

Sự thay đổi chiến lược này thể hiện cam kết của FE Credit hướng đến tập trung phát triển bền vững, đem chất lượng sản phẩm và dịch vụ vay tín chấp vượt trội đến với người tiêu dùng cũng như nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác có lợi cho các đại lý và đối tác.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video