Dự án điện mặt trời, gió Ninh Thuận có thể thiệt hại gần 480 tỷ đồng do quá tải lưới

Theo Báo Chính phủ, báo cáo tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay tỉnh có 10 dự án điện (tổng công suất 359 MW) phải giảm phát đến 60%. Tình trạng quá tải lưới điện truyền tải khiến các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) phải cắt giảm công suất.

Ước tính đến 30/6, 10 dự án phải giảm phát khoảng 23,2 triệu kWh gây thiệt hại cho chủ đầu tư khoảng 49,5 tỷ đồng. Nếu tình hình này còn tiếp tục đến cuối năm 2019, các dự án này sẽ phải giảm phát khoảng 224 triệu kWh, gây thiệt hại khoảng 479,4 tỷ đồng.

dien-mat-gioi-3448-1571300761.jpg

Một dự án điện mặt trời. Ảnh: Thanh Niên.

UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị phương án chọn nhà đầu tư triển khai dự án nhà máy điện mặt trời tại khu vực Thuận Nam với quy mô công suất 450 MW kết hợp với đầu tư hạ tầng lưới điện truyền tải 500 kV. Đường dây này sẽ đấu nối và truyền tải công suất các nhà máy khu vực lân cận vào hệ thống điện quốc gia. Hiện nay, các bộ, ngành đang tích cực xem xét quyết định phương án này.

Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An nhất trí với đề xuất của tỉnh về việc khẩn trương đầu tư các công trình truyền tải để giải toả công suất của các nhà máy năng lượng tái tạo triên địa bàn. Đối với các công trình đã có trong quy hoạch, ông An đề nghị EVN, UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ để triển khai nhanh, giải toả công suất cho các nhà máy năng lượng tái tạo.

Đối với những công trình cấp bách đang đề xuất triển khai, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đề nghị tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương và EVN sớm hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư; thu hút nhà đầu tư theo hướng xã hội hoá.

dien-mat-troi-3-jpg44-4197-1571300761.jp

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc liên quan đến vấn đề giải tỏa công suất lưới điện tại Ninh Thuận.

Khẳng định Ninh Thuận có lợi thế và điều kiện phù hợp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị tỉnh cần tranh thủ mọi thời cơ, phát huy tối đa lợi thế để sớm phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Để giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đã đồng ý bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh danh mục các dự án lưới điện truyền tải 11 dự án xây dựng mới và 4 dự án điều chỉnh tiến độ, quy mô. Trong đó, tại Ninh Thuận & Bình Thuận có 9 dự án lưới điện 500 kV, 220 kV.

Điện mặt trời, điện gió bùng nổ trong nửa đầu năm 2019 - trước thời điểm hết hạn giá mua ưu đãi ở mức 9,35 cent/kWh. Trong vòng nửa năm, Việt Nam tăng gần 4.500 MW điện mặt trời, điện gió nhưng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận gây khó khăn cho công tác truyền tải. Sau thời điểm 30/6, dự kiến Chính phủ sẽ đưa ra giá mua điện FIT 2 để tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay, sau nhiều phương án được Bộ Công Thương đề xuất, giá mua điện mặt trời cho giai đoạn 1/7/2019 - 31/12/2021 vẫn chưa được công bố chính thức.

Tính đến 30/6, tỉnh Ninh Thuận đã vận hành thương mại 19 dự án năng lượng tái tạo, tổng công suất 1.050 MW. Trong đó 15 dự án điện mặt trời (công suất 971 MW) và 4 nhà máy điện gió (công suất 79,4 MW).

Theo NDH

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video