Dự án BOT Nhiệt điện: Bộ Tài chính lo sợ về điều khoản gây rủi ro 2 tỷ USD

Không ít lần trong các văn bản góp ý được gửi đi, Bộ Tài chính đã đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo việc bỏ nội dung công thức thanh toán chấm dứt sớm theo Hợp đồng BOT các dự án nhà máy nhiệt điện.

Bộ Tài chính vừa qua đã có văn bản gửi Bộ Công thương, nêu ý kiến về một số nội dung chủ yếu trong hợp đồng BOT và Bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án nhà máy nghiệt điện đầu tư theo hình thức BOT.

Các ý kiến này xoay xung quanh 4 vấn đề, bao gồm: ưu đãi về thuế, thế thấp quyền sử dụng đất, nội dung bảo lãnh Chính phủ và công thức thanh toán chấm dứt sớm. Cụ thể:

Đối với các ưu đãi thuế về xuất, nhập khẩu, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương rà soát ưu đãi mức thuế này tại Hợp đồng bảo lãnh và Thoả thuận bảo lãnh của một số dự án nhà máy nhiệt điện hiện nay để đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.

Về thế chấp quyền sử dụng đất, theo Bộ Tài chính, căn cứ vào Luật đất đai năm 2013, đối với các dự án dược nhà nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được miễn tiền thuê đất thì không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất mà chỉ được quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Về một số nội dung bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý chung quy định về trách nhiệm, phạm vi bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án BOT.

Bộ tài chính có quan điểm việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Công ty BOT.

Do đó, các bên Việt Nam tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm lựa chọn hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng phù hợp, ví dụ qua các định chế tài chính. "Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này", văn bản Bộ Tài chính nêu rõ.

Đối với những dự án Chính phủ đã bảo lãnh một một số nghĩa vụ của EVN, PVN và TKV, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương, EVN, PVN và TKV rà soát định kỳ các rủi ro phát sinh trong việc thực hiện các cam kết cảu các đối tác phía Việt Nam có thể chuyển thành các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.

Trường hợp nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh, căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ Công thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến Quốc hội cho phép về việc cho phép xử lý nghĩa vụ phát sinh sẽ bố trí dự toán ngân sách để thực hiện.

Kiến nghị cuối cùng, Bộ Tài chính tiếp tục bảo lưu quan điểm đề nghị Thủ tướng bỏ nội dung công thức thanh toán chấm dứt sớm theo Hợp đồng BOT các dự án nhà máy nhiệt điện. Thực tế, trong các công văn tham gia ý kiến đối với Dự án Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 hồi đầu năm 2018 hay trong công văn gửi Thủ tướng hồi tháng 8/2017, Bộ Tài chính đã nêu quan điểm này.

Nguyên nhân, Bộ Tài chính cho rằng rất rủi ro cho Chính phủ khi Chính phủ phải thanh toán trên 2 tỷ USD/ dự án trong trường hợp dự án chấm dứt ngay sau ngày vận hành thương mại.

Hiện nay, trong kế hoạch trung hạn về dự toán ngân sách nhà nước chưa tính đến nghĩa vụ nợ tiềm tàng có thể chuyển thành nghĩa vụ nợ dự phòng này của Chính phủ.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video