Cổ đông ngoại của VNG chuyển toàn bộ 47% cổ phần sang pháp nhân tại Cayman: Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam khởi động IPO tại nước ngoài?

VNG đề xuất cho phép VNG Limited nhận chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần từ các cổ đông ngoại (tương đương 47,359% vốn điều lệ) mà không phải chào mua công khai.

Cổ đông ngoại của VNG chuyển toàn bộ 47% cổ phần sang pháp nhân tại Cayman: Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam khởi động IPO tại nước ngoài?

Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa công bố mới đây, VNG đưa ra nhiều nội dung đáng chú ý liên quan tới việc triển khai chào bán cổ phiếu quỹ, ESOP và chuyển nhượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, VNG Limited dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần, tương đương 47,359% tổng số cổ phần của VNG từ 13 cổ đông nước ngoài.

Ban lãnh đạo VNG đồng thời đề xuất AGM 2022 thông qua việc miễn trừ chào mua công khai đối với giao dịch chuyển nhượng cổ phần của VNG Limited – một pháp nhân mới được thành lập cách đây 2 tháng (1/4/2022) tại Cayman Islands.

Thương vụ phải đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%.

VNG sẽ chuyển nhượng 47% cổ phần từ 13 cổ đông nước ngoài cho VNG Limited, mục tiêu đẩy nhanh tiến độ IPO? - Ảnh 1.
 

Trước đó vào tháng 8/2021, Bloomberg đưa tin VNG - một trong hai kỳ lân công nghệ của Việt Nam cùng với VNLIFE thời điểm đó cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC. Thương vụ này có thể định giá VNG ở mức 2 - 3 tỷ USD. 

Ngoài ra, Bloomberg cũng cho rằng kỳ lân đầu tiên của Việt Nam đã có kế hoạch niêm yết trên Nasdaq từ năm 2017.

Do đó động thái đề xuất VNG Limited nhận chuyển nhượng cổ phần lần này được cho là tạo bước đệm để VNG tiến gần hơn đến cột mốc IPO, bởi kế hoạch này có sự tương đồng với trường hợp của Tiki. 

Trước đó, Tiki đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phiếu cho một pháp nhân có trụ sở tại Singapore là Tiki Global Pte. Ltd (Tiki Global) và sau đó pháp nhân này nắm giữ 90,5% cổ phần Tiki, chính thức thâu tóm sàn thương mại điện tử này. 

"Tại Việt Nam, 1 nhà đầu tư nước ngoài mua 1 cổ phần thôi thì chúng tôi cũng phải làm các thủ tục theo quy định, mất từ 4-5 tháng mới có thể hoàn thành được. Quy trình này không thuận lợi cho một công ty tại Việt Nam muốn IPO tại thị trường quốc tế" - đại diện Tiki cho biết việc lập ra một đại diện tại Singapore nhằm mục tiêu chính là để quá trình IPO diễn ra nhanh chóng.

Hiện VNG cũng là nhà đầu tư của Tiki và đang nắm 15,2% quyền sở hữu của Tiki Global. Trước đó vào tháng 7/2021, VNG đã hoàn tất hoán đổi khoản đầu tư ở Tiki thành 4,6 triệu cổ phiếu Tiki Global, trị giá 0,43 USD/cp. 

Ngoài ra trong tài liệu AGM 2022, VNG cũng đề nghị cập nhật thời gian thực hiện kế hoạch chào bán cổ phiếu quỹ với thời gian dự kiến trong năm 2022 hoặc năm 2023 thay vì trong Quý 3/2021 hoặc Quý 4/2021 đã thông qua tại AGM 2021.

HĐQT VNG lý giải việc không triển khai chào bán toàn bộ 7,1 triệu cổ phiếu quỹ theo tờ trình đã được phê duyệt là do "phải đối mặt với nhiều thách thức và biến động to lớn bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam và toàn cầu" trong năm 2021.

Năm 2022, VNG công bố kế hoạch doanh thu dự kiến khoảng 10.178 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông dự kiến âm khoảng 311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho công ty dự kiến âm khoảng 993 tỷ đồng.

VNG sẽ chuyển nhượng 47% cổ phần từ 13 cổ đông nước ngoài cho VNG Limited, mục tiêu đẩy nhanh tiến độ IPO? - Ảnh 2.

 

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video