Chủ tịch Vietstar trải lòng vụ xin cấp phép gây tranh cãi

Sự cạnh tranh của các hãng Hàng không tại Việt Nam đang ngày một khốc liệt khi có thêm nhiều hãng ra đời. Nhiều doanh nghiệp muốn biến “giấc mơ bay” thành hiện thực đã gặp không ít khó khăn.

Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar Air) từng bị từ chối cấp phép về việc thiếu vốn nay lại được Bộ GTVT đề nghị cấp phép .

Cụ thể, ngày 14/10/2016, Văn phòng Chính phủ nhận được văn bản số 12131 của Bộ Giao thông vận tải xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar.

Trước đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi 5 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến.

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trịnh Phương – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

– Ông cho biết quan điểm về thông tin từng bị từ chối vì thiếu vốn, Vietstar nay lại được đề xuất cấp phép hàng không trên một số phương tiện thông tin đại chúng vừa qua?

Tôi phải nói ngay đây là thông tin sai sự thật, thể hiện sự thiếu khách quan, và có dấu hiệu “phục vụ” cho một “mục đích nào đó”.

Họ nêu nghi vấn “Bình mới, rượu cũ” trong việc Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar thay thế Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt trong hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, để dư luận nghi ngờ có điều gì đó khuất tất, mờ ám trong việc thay đổi pháp nhân đứng tên xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Việc Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, theo Nghị định 92/NĐ-CP ngày 01/7/2016 ( Nghị định 92) của Chính phủ thay cho hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo Nghị định 30/NĐ-CP ngày 08/4/2013 (Nghị định 30) trước đó của Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt là một lý do chính đáng, công khai.

Vấn đề này đã được Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar báo cáo, giải trình đầy đủ, thỏa đáng với Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải trong hồ sơ, và đã được các cơ quan này chấp thuận.

– Một sự việc nhiều khi được dư luận đánh giá theo nhiều nhiều, vậy ông có thể khẳng định Vietstar đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật?

Đúng là có thể nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng sự thật có một và chỉ một mà thôi. Đó là phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là trong lĩnh vực hàng không.

Để hiểu rõ về việc này, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện và đặt sự việc trong một trình tự thời gian, và thời điểm các quy định của pháp luật có hiệu lực thực thi.

Trước khi Nghị định 92 được ban hành (vào ngày 01/07/2016), Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) – một thành viên khác của “công ty mẹ” là Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi Sao Việt (Vietstar Aviation), – đã nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo Nghị định 30.

Hồ sơ của Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt đã được Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải thẩm định và chấp thuận. Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ này, Bộ Tài chính không chấp thuận.

Bởi vì, theo Bộ tài chính, báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) của Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt chưa phải là cơ sở xác nhận vốn theo Nghị định 30.

– Việc Bộ Tài chính có quan điểm khác có phải là một “ rào cản” đối với doanh nghiệp không? Và liệu đây có phải lý do mà họ gọi Vietstar là “bình mới, rượu cũ”?

Ở đây có một vấn đề mà chúng tôi muốn nói cho thật rõ, không phải là câu chuyện cãi nhau “phải, trái”. Mọi việc phải được nhìn dưới lăng kính luật pháp và xuyên suốt quá trình.

Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn không sai khi chấp thuận hồ sơ xin Giấy phép của Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt trước đây.

Việc đồng ý coi báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) là cơ sở xác nhận vốn cũng đã được các cơ quan này báo cáo với Chính phủ, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

Nhưng Bộ Tài chính vẫn yêu cầu Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt thực hiện việc thể hiện vốn (700 tỷ VND) bằng tiền mặt trên tài khoản phong tỏa ở ngân hàng làm cơ sở cho việc xác nhận vốn xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo quy định nêu tại Nghị định 30.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt lại không phải là doanh nghiệp được thành lập mới chỉ để xin Giấy phép kinh doanh hoạt động hàng không, mà là doanh nghiệp hàng không chung đã được thành lập từ tháng 4/2010 và đang có nhiều hoạt động bay hàng không chung, đầu tư các dự án hạ tầng sân bay, bảo dưỡng máy bay…

Do vậy, nếu Công ty để một lượng tiền mặt lớn như vậy trên tài khoản phong tỏa của ngân hàng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, đầu tư hiện tại.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt có 01 cổ đông là Công ty sửa chữa máy bay A41 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Cho nên việc tăng vốn điều lệ của công ty để tạo nguồn vốn bằng tiền mặt trên tài khoản phong tỏa như Bộ Tài chính yêu cầu là không khả thi (do A41 không thể đầu tư tăng vốn theo các cổ đông khác, cũng không chấp nhận giảm tỷ lệ cổ phần của mình).

[caption id="attachment_40517" align="aligncenter" width="588"]Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thị sát Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay của Vietstar. Ảnh internet. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thị sát Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay của Vietstar. Ảnh internet.[/caption]

Trong tình hình đó, để thực hiện nghiêm túc yêu cầu về vốn của Bộ Tài chính, Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi Sao Việt (Vietstar Aviation) đã quyết định thành lập một doanh nghiệp mới là Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar, do Vietstar Aviation sở hữu 100%, để xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không thay cho Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt.

Để thành lập Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar, Vietstar Aviation đã thực hiện việc góp vốn 300 tỷ VND bằng tiền mặt. Số tiền này đã chuyển vào tài khoản của Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar tại Ngân hàng VPBank.

Đồng thời VPBank đã thực hiện việc phong tỏa toàn bộ số tiền này trong thời gian Vietstar xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không theo các quy định của Nghị định 92.

Cũng cần phải nói thêm rằng, Nghị định 92 thay thế Nghị định 30 từ ngày 01/7/2016 đã chấp nhận Báo cáo tài chính được kiểm toán là cơ sở xác nhận vốn của doanh nghiệp khi xin Giấy phép. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định không quay lại với hồ sơ cũ nữa, vì đã thành lập doanh nghiệp mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trước đây của Bộ Tài chính.

– Một sự việc nhiều khi được dư luận nhìn nhận theo các quan điểm khác nhau. Vậy ông có thể khẳng định Vietstar đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật ?

Việc điều chỉnh phạm vi Giấy phép từ “Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa, quốc tế” thành “Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa” là  hoàn toàn phù hợp với quy mô vốn 300 tỷ VND mà Vietstar Aviation (công ty mẹ) đã góp vốn thành lập  Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Công ty con).

Vietstar đã điều chỉnh Đề án kinh doanh để phù hợp với phạm vi của Giấy phép mới (trước mắt chỉ kinh doanh vận chuyển hàng hàng nội địa trong thời gian đầu; việc tăng vốn điều lệ và xin bổ sung quyền kinh doanh vận chuyển quốc tế sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau).

Như vậy, hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar hoàn toàn phù hợp với các quy định của Nghị định 30 và đảm bảo về vốn theo yêu cầu của Bộ Tài chính .

Sau khi hồ sơ của công ty được trình lên Cục Hàng không, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92 thay thế Nghị định 30, với nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Hồ sơ xin Giấy phép của Công ty THHH MTV Hàng không Vietstar đã được Cục Hàng không và Bộ GTVT thẩm định kỹ lưỡng và kết luận đáp ứng đầy đủ các quy định của Nghị định 92, trong đó có điều kiện về vốn.

Việc Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar thay thế Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là hoàn toàn công khai, minh bạch, đã được giải trình thỏa đáng với các cơ quan quản lý chuyên ngành và đã được chấp thuận.

Toàn bộ bộ hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa của Vietstar đáp ứng đầy đủ các quy định của Nghị định 92, và không có bất kỳ một điều gì thiếu rõ ràng, khuất tất như một số bài báo đã nêu.

Xin cảm ơn ông!

Theo Trúc Linh – Minh Hoàng DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video