Chất thải từ ngành bê tông: Thách thức cho môi trường

Việc phát triển vật liệu bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai chính là giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng của loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất này, đồng thời giảm mặt trái và tác động xấu đến môi trường.

[caption id="attachment_39424" align="aligncenter" width="500"]Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế[/caption]

Chính sách... nằm trên giấy

Tại hội nghị quốc tế "Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai" diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Phan Khắc Long - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phan Vũ cho rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ về bê tông hiện giờ là rất cấp bách.

Ông Long chỉ rõ, các thống kê cho thấy, bê tông đã và đang là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Uớc tính hàng năm có khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu, sản lượng bê tông tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm sắp tới. Bê tông thường có khối lượng thành phần bao gồm 12% xi măng, 80% cốt liệu cát đá và 8% nước. Điều này có nghĩa, khoảng 4,2 tỷ tấn xi măng, 28 tỷ tấn cát đá và 2,8 tỷ tấn nước được sử dụng hàng năm để chế tạo bê tông.

"Các chất thải từ ngành bê tông là một thách thức cho môi trường bởi vậy việc áp dụng KHCN mới vào ngành công nghiệp bê tông rất quan trọng". Ông Long cũng nhấn mạnh: "Nhà nước phải có cơ chế để nâng hiểu biết của xã hội về vấn đề này và có những cơ chế cho doanh nghiệp có chi phí để vận hành tốt hơn cho chi phí môi trường".

Cũng liên quan đến việc tái chế, một doanh nghiệp sản xuất bê tông cho rằng, chính sách đã có tương đối đủ nhưng việc chính sách đó đi vào cuộc sống, để người sử dụng được hưởng cái ưu đãi, lợi ích do chính sách mang lại thì còn đang có nhiều vấn đề chưa cụ thể lắm. "Nói là anh nào sử dụng hoặc sản xuất vật liệu tái chế thì được ưu đãi, nhưng khi nhà đầu tư đó muốn đi vay ngân hàng, thì chính sách ưu đãi đối với ngân hàng cho vay như thế nào thì nó không rõ. Về bán hàng, nói được ưu đãi nhưng có được giảm thuế VAT hay không, thuế ưu đãi doanh nghiệp hay không, hay là những cái cụ thể hơn thì nó chưa có".

Đồng quan điểm trên, ông Trần Thắng - Trưởng phòng Công tác sản xuất Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cho biết, hiện tại nhà nước rất khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất đối với doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ này vào dây chuyền thì gặp khó khăn ở việc đưa sản phẩm mới vào thị trường, xã hội chấp nhận sản phẩm mới khó khăn hơn.

Công ty rất mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, và thủ tục dễ dàng hơn để doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm vào thị trường và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Cần hài hòa lợi ích

Trong những năm vừa qua, tốc độ xây dựng, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh và sản lượng xi măng là nguyên liệu chính trong bê tông thì năm 2015 hơn 70 triệu tấn xi măng sản xuất ở Việt Nam.

Khi sản xuất xi măng thì chúng ta sử dụng các nguyên liệu chính ở đây là đá vôi, đất sét… trong quá trình nung thì khí thải nhà kính, đặc biệt là khí CO2 thoát ra. Cho nên việc sản xuất xi măng và bê tông nhiều có các tác động mặt trái tới vấn đề môi trường. Tất nhiên mặt chính của việc sản xuất xi măng là tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng như cầu chính về xây dựng các công trình của nhà nước cũng như của người dân. Cho nên sản lượng xi măng ở Việt Nam tiếp tục tăng.

Để giải quyết vấn đề các tác động liên quan đến môi trường, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) cho biết, về phía Chính phủ và Quốc hội cũng đã phê duyệt thông qua các Luật như Luật Xây dựng 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đầu tư 2014 và gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định 24A về quản lý vật liệu xây dựng. Trong những văn bản cao nhất của Việt Nam đều nhấn mạnh việc phát triển xây dựng trong đó có vật liệu xây dựng phải đảm bảo việc hài hòa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và vấn đề về môi trường.

"Bộ Xây dựng đang rất tích cực hoàn thiện đề án về Quy chuẩn, tiêu chuẩn để có đầy đủ hành lang pháp lý đưa các công nghệ vào áp dụng rộng rãi, thành công trong các công trình xây dựng ở Việt Nam. Mặt khác các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu bê tông cũng chủ động hội nhập" - ông Thành khẳng định.

Theo Linh Nhi DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video