Cần làm rõ năng lực tài chính từ VWS của “đại gia” David Dương

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra một số “vấn đề” về năng lực tài chính của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS). Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch cũng đã từng chỉ ra những vấn đề tương tự.

Chưa làm dự án đã đem cầm cố

Báo Người Tiêu Dùng đã thông tin VWS không có năng lực tài chính qua việc ký kết hợp đồng xử lý rác cho tỉnh Long An để làm cơ sở vay tiền ngân hàng. Trên thực tế, vừa qua VWS đã công bố ký kết hợp đồng vay 148 triệu USD với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho giai đoạn 1 của dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.

[caption id="attachment_23665" align="aligncenter" width="600"]can-lam-ro-nang-luc-tai-chinh-tu-vws-1 Báo cáo của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM kiến nghị việc giám sát tài chính của VWS tại bãi rác Đa Phước.[/caption]

Tài sản thế chấp cho khoản vay này được mô tả: “Tài sản hình thành trong tương lai thuộc khu dự án Khu công nghệ môi trường xanh theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 01/2016/7839490/HĐBĐ ký ngày 7/4/2016 giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm gồm toàn bộ lợi ích thu được từ dự án, máy móc thiết bị và công trình xây dựng thuộc dự án”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thì dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã được VWS mang đi “cắm” tại BIDV từ năm 2006 đến nay.

Năng lực tài chính của VWS bị nghi ngờ từ dự án Đa Phước

Ngày 12/7/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4665 BKH/TĐ&GSĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước do VWS xin làm chủ đầu tư. Theo đó, văn bản 4665 đã chỉ ra vấn đề tài chính của VWS như sau:

[caption id="attachment_23664" align="aligncenter" width="600"]can-lam-ro-nang-luc-tai-chinh-tu-vws-2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM khẳng định VWS không đủ điều kiện để được cấp phép.[/caption]

Tổng mức đầu tư cho dự án bãi rác Đa Phước dự kiến là 90 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD vốn pháp định và 60 triệu USD vốn vay.

Đối với vốn pháp định thì theo báo cáo tài chính năm 2003, Công ty California Waste Solution (CWS) và Duong Family Investment Ltd. có tài sản khoảng 27 triệu USD; trong đó vốn chủ sở hữu năm 2002 là 3,27 triệu USD, năm 2003 là 4,12 triệu USD. Vốn pháp định cần góp là 30 triệu USD, nên khả năng tài chính góp vốn pháp định là không khả thi.

Về vốn vay, tại văn bản đề ngày 19/1/2005 của Ngân hàng East West gửi UBND TP.HCM thông báo có khoảng 10 triệu USD sẵn sàng cho chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, không rõ kế hoạch huy động và cam kết cho vay phần vốn còn thiếu khoảng 50 triệu USD để bảo đảm vốn thực hiện dự án.

Phần kiến nghị trong văn bản trình lên Thủ tướng Chính phủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Qua phân tích, tồn tại chủ yếu của Dự án là nguồn tài chính chưa rõ và yêu cầu trả phí xử lý rác quá cao (16,4 USD/tấn rác) so với dự án đã được phép tháng 5/2005 của Tập đoàn Lemna, Hoa Kỳ (5 USD/tấn). Năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu, không bảo đảm vốn triển khai dự án, do vậy dự án không đủ điều kiện đề nghị cấp phép.”

Trong văn bản kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM do ông Trần Du Lịch ký đã kiến nghị UBND TP.HCM “cần phải có sự giám sát đối với dự án xử lý rác ở bãi rác Đa Phước vì nguồn vốn đối ứng của thành phố nằm trong dự án này rất lớn. Trong khi đó chủ đầu tư VWS giải trình là đã bỏ 50% trong vốn đầu tư, tuy nhiên con số cụ thể là bao nhiêu thì không rõ. Không rõ là vì từ khi đầu tư dự án đến nay (thời điểm kiến nghị - phóng viên) chưa có cơ quan nào tiến hành kiểm toán, kiểm tra ở công ty này. Đề nghị UBND TP.HCM quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của chủ đầu tư trong dự án này.”

Số trước, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng cũng đã đặt ra vấn đề rằng có nên thẩm định lại năng lực tài chính của nhà đầu tư này vì theo như công bố của VWS thì vốn đầu tư giai đoạn 1 của Khu Công nghệ Môi trường xanh ở Long An lên tới 500 triệu USD.

Như vậy với việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định VWS không đủ năng lực tài chính cho dự án Đa Phước (90 triệu USD), thì dự án nửa tỷ USD này năng lực tài chính của nhà đầu tư như thế nào? Có chắc rằng VWS “đủ sức” để thực hiện theo đúng những gì mà họ đã tuyên bố: “100% vốn đầu tư nước ngoài”.

Câu trả lời là không thể vì đã có 148 triệu USD của một ngân hàng trong nước bỏ ra cho dự án này với tài sản được mô tả là “hình thành trong tương lai”.

Phải chăng VWS đang “dùng tiền của chúng ta để thu lợi từ chính chúng ta”?

Trong văn bản kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM do ông Trần Du Lịch ký đã kiến nghị UBND TP.HCM “cần phải có sự giám sát đối với dự án xử lý rác ở bãi rác Đa Phước vì nguồn vốn đối ứng của thành phố nằm trong dự án này rất lớn. Trong khi đó chủ đầu tư VWS giải trình là đã bỏ 50% trong vốn đầu tư, tuy nhiên con số cụ thể là bao nhiêu thì không rõ. Không rõ là vì từ khi đầu tư dự án đến nay (thời điểm kiến nghị - phóng viên) chưa có cơ quan nào tiến hành kiểm toán, kiểm tra ở công ty này. Đề nghị UBND TP.HCM quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của chủ đầu tư trong dự án này.”

 Theo Người tiêu dùng

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video