Bị buộc bồi thường vì không minh bạch, 1 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam lỗ gần 800 tỷ trong 2 năm

Thương vụ bán VNPT Epay từng giúp VMG Media lãi đột biến giờ đây đã đẩy công ty vào tình cảnh âm vốn.

CTCP Truyền thông VMG (VMG Media) từng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nội dung số và công nghệ dữ liệu tại Việt Nam, từng gặt hái nhiều thành công với các sản phẩm SMS, thanh toán điện tử...

Trong giai đoạn đỉnh cao những năm 2010-2013, công ty luôn đạt lợi nhuận trăm tỷ mỗi năm và đã chào bán cổ phần cho 2 đối tác nước ngoài lớn là tập đoàn viễn thông Nhật Bản NTT Docomo và quỹ MAJ Investment. Bên cạnh đó, cổ đông lớn của VMG còn có VNPT. 

Bị buộc bồi thường vì không minh bạch, 1 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam lỗ gần 800 tỷ trong 2 năm - Ảnh 1.

Hoạt động của VMG Media có phần trầm lắng khi dịch vụ SMS thoái trào nhưng đến năm 2017 đã có bước ngoặt lớn khi công ty chốt được thương vụ bán 62,5% cổ phần công ty thanh toán điện tử VNPT EPAY cho phía đối tác Hàn Quốc là Global Payment Service (GPS) và UTC Investment (GPS là quỹ đầu tư được thành lập và quản lý bởi UTC.

Tổng cộng VMG Media đã thu về 519 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi trước thuế 399 tỷ đồng từ thương vụ này. Qua đó lợi nhuận của VMG trong năm 2017 tăng đột biến lên 321 tỷ đồng. Phần lớn lợi nhuận từ thương vụ ngay lập tức được phân phối cho cổ đông.

Không lâu sau khi thương vụ diễn ra, đại án đánh bạc nghìn tỷ Phan Sào Nam đã bị phát giác và khởi tố mà VNPT Epay được xác định là một mắt xích quan trọng của vụ án này.

Đến năm 2019, GPS và UTC cho rằng VMG đã phản ánh không trung thực và chính xác về tình hình tài chính của EPAY.

Ngoài ra, theo Bản án hình sự sơ thẩm năm 2018 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ, GPS và UTC cho rằng hoạt động của EPAY bao gồm những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam. Do đó, GPS và UTC đã đưa ra quyết định chưa chính xác trong việc mua bán cổ phần tại EPAY. Do đó, 2 đơn vị này đã tiến hành khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế và đòi VMG bồi thường 755,8 tỷ đồng. 

Đến ngày 27/12/2021, VMG đã nhận được phán quyết số 110/2021 của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore cho vụ tranh chấp giữa GPS/UTC và VMG. Do đó, VMG đã tiến hành trích lập dự phòng phải trả GPS và UTC đối với các nghĩa vụ có thể phát sinh.

Việc trích lập dự phòng đã khiến VMG Media ghi nhận lỗ 178 tỷ năm 2020 và 583 tỷ năm 2021, qua đó khiến vốn chủ sở hữu âm 221 tỷ đồng.

Tổng các khoản dự phòng phải trả hiện đạt 822 tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản (228 tỷ); bên cạnh đó công ty cũng đang vay nợ ngân hàng hơn 200 tỷ đồng.

Bị buộc bồi thường vì không minh bạch, 1 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam lỗ gần 800 tỷ trong 2 năm - Ảnh 2.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video