Bảo hiểm VietinBank ra mắt Tổng công ty

Ngày 28/11, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi hình thức và đổi tên doanh nghiệp thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI) và các chi nhánh đổi tên thành các công ty hạch toán phụ thuộc, với tổng số vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Ông Lê Tuấn Dũng, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm VietinBank cho biết, việc chuyển đổi mô hình Tổng Công sẽ gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu, một mặt cũng làm gia tăng áp lực tăng thị phần bảo hiểm tương ứng. Đồng thời Bảo hiểm VietinBank sẽ tái cơ cấu tổ chức hoạt động của các khối, phòng ban nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp, đòi hỏi sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cấp lãnh đạo và đội ngũ nhân sự phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong bước đầu chuyển đổi mô hình.

Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, bảo hiểm VietinBank đã dần trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, từng bước khẳng định được vị thế của mình với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ưu việt trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhất dành cho khách hàng.

Ngày 02/11/2017, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép điều chỉnh số 21/GPĐC23/KDBH cho phép Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chuyển đổi hình thức và đổi tên doanh nghiệp thành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank).

Là Công ty 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank) có được nhiều lợi thế thương hiệu ngân hàng mẹ như tiềm lực tài chính vững mạnh, chiến lược kinh doanh bài bản, kinh nghiệm tài chính sâu rộng, nguồn khách hàng đa dạng, mạng lưới các chi nhánh trải rộng khắp với 155 Chi nhánh và hơn 1.000 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Đây là một trong những lợi thế vượt trội của Bảo hiểm VietinBank so với các công ty bảo hiểm khác hoạt động trên thị trường Việt Nam.

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV sang mô hình Tổng Công ty cổ phần sẽ tạo điều kiện cho Công ty chủ động, minh bạch trong hoạt động kinh doanh theo các quyết định của Công ty cổ phần, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đối tác nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động. Là bước tiền đề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: tận dụng hệ thống quản lý hiện đại, hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn về công nghệ, các kênh phân phối, phát triển thương hiệu… nhằm chuẩn bị cho lộ trình niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video