Agribank ráo riết xử lý nợ tại dự án tỷ USD của Tân Hoàng Minh

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, Agribank đã rao bán 3 - 4 lần các khoản nợ doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Agribank ráo riết xử lý nợ tại dự án tỷ USD của Tân Hoàng Minh

Agribank Chi nhánh Tràng An vừa thông báo bán đấu giá lần 4 các khoản nợ doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có tài sản đảm bảo là các lô đất thuộc dự án Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải (Phú Quốc).

Cụ thể, tại dự án Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải (Phú Quốc): Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Mạnh Loan thế chấp 6 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (giá trị ghi sổ tính đến ngày 4/8 hơn 105 tỷ đồng, giá khởi điểm 90 tỷ đồng); Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mivi Việt Nam thế chấp 4 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (giá trị ghi sổ tính đến ngày 4/8 hơn 52 tỷ đồng, giá khởi điểm gần 46 tỷ đồng); CTCP Hạ tầng cảnh quan Green-Art thế chấp 3 quyền sử dụng đất và tài sản (giá trị ghi sổ tính đến ngày 4/8 gần 38 tỷ đồng, giá khởi điểm 33 tỷ đồng).

Tại Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc: Công ty TNHH dịch vụ xây dựng Xuân Nam thế chấp quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với lô đất 1.884,4 m2 (giá trị ghi sổ tính đến ngày 4/8 gần 46 tỷ đồng, giá khởi điểm gần 40 tỷ đồng); Công ty TNHH Xuất nhập khẩu – Đầu tư kinh doanh và Dịch vụ thương mại Hà Nội thế chấp quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với lô đất 2.641 m2 (giá trị ghi sổ tính đến ngày 4/8 hơn gần 63 tỷ đồng, giá khởi điểm gần 54 tỷ đồng).

Được biết, Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải trong Tổ hợp quần thể du lịch, giải trí quy mô gần 34 ha và hơn 20 km đường biển tại Bãi Trường, thuộc xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự án do chủ đầu tư là Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công từ cuối 2021 với tổng mức đầu tư 24.000 tỷ đồng - dự án tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí bao gồm tòa căn hộ khách sạn, hệ thống resort, hệ thống shophouse, biệt thự... 

Dự án này được chính thức khởi công hồi cuối năm 2021 với quy mô 34 ha, bao gồm hệ thống khách sạn 5 sao, 129 shophouse, 76 biệt thự và 15 tòa căn hộ khách sạn condotel (7.000 - 8.000 căn),... Tổng vốn đầu tư dự án hơn 24.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD). Các khu đất nói trên đều nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng này.

Agribank chi nhánh Trung Yên cũng vừa thông báo bán đấu giá lần 3 khoản nợ của các doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Thứ nhất là khoản nợ CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Hoàng Hải Phú Quốc (Công ty Hoàng Hải Phú Quốc) có giá khởi điểm gần 253 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Phát triển nhà Hoàng Hải Phú Quốc (Công ty Hoàng Hải Phú Quốc) là một thành viên trong hệ sinh thái Tân Hoàng Minh và do Đỗ Hoàng Việt – con trai chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Đỗ Anh Dũng làm người đại diện theo pháp luật. Công ty này là chủ sở hữu Dự án khu du lịch phức hợp Hoàng Hải nằm trong Tổ hợp quần thể du lịch, giải trí quy mô gần 34 ha và hơn 20 km đường biển tại Bãi Trường, thuộc xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai là khoản nợ của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Quang Trung với giá khởi điểm gần 64 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 2/2018, có trụ sở tại số 24, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (trùng với địa chỉ trụ sở đặt tại Hà Nội của Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Người đại diện theo pháp luật hiện nay của doanh nghiệp này là ông Trần Phương.

Thứ ba là khoản nợ của Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Anh Thắng với giá khởi điểm gần 64 tỷ đồng (giảm 7 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên). Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2011, có trụ sở tại Tòa nhà D'.Le Pont D'or, phường Ô Chợ Dừa, TP Hà Nội (một dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Một thành viên của Tân Hoàng Minh là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt từng nắm tới hơn 98% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.

Theo Quốc Thụy (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video