6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận hợp nhất của BIC tăng trưởng 37%, hoàn thành 66% kế hoạch năm

Ngày 20/07, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2018.

Theo đó, mặc dù thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm 2018 tăng trưởng không đạt như kỳ vọng (ước tính tăng trưởng khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam), hoạt động kinh doanh của BIC vẫn ghi nhận những kết quả rất toàn diện và tích cực: Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2018 đạt 987 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 48% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 126 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với nửa đầu năm 2017, hoàn thành 66% kế hoạch năm, trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng BIC đạt 120 tỷ đồng, tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, hoạt động bán lẻ nửa đầu năm 2018 của BIC cũng đạt được rất nhiều kết quả ấn tượng với sự tăng trưởng nhanh của các kênh phân phối bán lẻ như Bancassurance (tăng trưởng 54%) hay bảo hiểm trực tuyến (57%).

[caption id="attachment_100928" align="aligncenter" width="700"] Tổng Giám đốc BIC Trần Hoài An báo cáo Hội nghị về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018[/caption]

Tại thị trường hải ngoại, hoạt động kinh doanh của 02 liên doanh LVI (tại Lào) và CVI (tại Campuchia) nửa đầu năm 2018 cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là LVI với doanh thu tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành hơn 60% kế hoạch năm.

Với kết quả hoạt động kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm, nửa cuối năm 2018, BIC sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đã phát huy hiệu quả trong các tháng đầu năm để phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018, cụ thể: Tổng doanh thu phí bảo hiểm riêng Công ty mẹ đạt 2.040 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 190 tỷ đồng. Bên cạnh đó, BIC cũng sẽ tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của từng công ty thành viên; hoàn thành việc đánh giá hệ thống công nghệ thông tin hiện tại để xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong giai đoạn mới; đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance); triển khai KPI cho toàn hệ thống, tăng cường đào tạo cán bộ, nâng cao năng suất lao động.

N.Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video