52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp, sáp nhập có 447.657 biên chế

Tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức thuộc 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp và sáp nhập là 447.657 người.
Tổng biên chế của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập là 447.657 người. Ảnh: thanhuytphcm.vn

Chiều 5.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (ĐVHC) năm 2025.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở hiện trạng, định hướng phát triển của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, Chính phủ xây dựng 23 phương án sắp xếp đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh để hình thành 23 ĐVHC cấp tỉnh mới.

Sau sắp xếp, cả nước có 34 ĐVHC cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Toàn bộ 23/23 ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đã đạt định hướng tiêu chuẩn của ĐVHC cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Tại đề án của Chính phủ và 23 đề án của địa phương đã nêu cụ thể nội dung phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh sau sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Phạm Đông

Theo tổng hợp từ các địa phương, sau khi rà soát, thống nhất cách tính số liệu theo ý kiến của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức theo định mức được giao của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh thuộc 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp: 447.657 người (gồm 2.321 cán bộ, 79.118 công chức, 366.218 viên chức).

Sau sắp xếp, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.

Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cho địa phương.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng đã có thông tin về phương án sắp xếp, bố trí trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công.

Tổng hợp theo số liệu báo cáo của các địa phương: Tổng số trụ sở công cấp tỉnh của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 38.182 trụ sở; tiếp tục sử dụng 33.956 trụ sở; dôi dư 4.226 trụ sở.

Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh sẽ thực hiện theo quy định.

UBND các tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đã có phương án, kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng, đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp tỉnh mới.

Theo Báo Lao Động

Chuối Việt Nam và kì vọng xuất khẩu 4 tỷ USD

Tại Diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu chanh leo, chuối, dứa, dừa mới đây, ông Phạm Quốc Liêm - Chủ tịch Unifarm - đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: Ngành hàng chuối Việt Nam hoàn toàn có thể đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong tương lai.

Cà phê Việt Nam chinh phục "thánh địa" văn hóa cà phê toàn cầu

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, đang nỗ lực khẳng định vị thế và mở rộng thị phần cho các sản phẩm cà phê tại thị trường mới, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh - nơi được mệnh danh là "thánh địa" của văn hóa cà phê toàn cầu. Việc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Expocafé Chile 2025, diễn ra từ ngày 19 - 20/7/2025, tại Trung tâm Triển lãm Espacio Riesco, Santiago, Chile, đã ghi dấu một sự kiện đầy ý nghĩa trong hành trình này.

Lâm Đồng – Việt Nam sẽ trở thành trung tâm trà của thế giới

Việt Nam, với lịch sử hàng trăm năm gắn liền với cây chè, tự hào sở hữu một ngành chè đầy tiềm năng. Đặc biệt tại Lâm Đồng, một trong những thủ phủ chè của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế và phát triển không ngừng. Chè Việt không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với đời sống và tâm hồn người Việt.

Đã đến lúc thay đổi mô hình tăng trưởng để cất cánh

Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế trong thời gian qua, với tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao trong khu vực. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng hiện tại chủ yếu dựa vào nguồn lực lao động giá rẻ và vốn đầu tư đang bộc lộ những hạn chế cố hữu, đòi hỏi một sự chuyển dịch mạnh mẽ để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong tương lai.

Ngành sản xuất điện tử khát nhân lực AI chất lượng cao

Theo ông Trần Đức Hòa - Phó Giám đốc Kinh doanh của VNPT Technology, Công ty đã và đang “mạnh tay” đầu tư vào đội ngũ kỹ sư và nhà máy sản xuất thông minh, với các thiết bị IoT, nền tảng quản lý IoT và đặc biệt là các tính năng AI đều được phát triển nội bộ.

Video