"Hút" FDI vào nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ bài học của Lâm Đồng

“Khi DN FDI vào Lâm Đồng đầu tư sản xuất, họ đã đem theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao… Nông dân Lâm Đồng học tập được ở họ rất nhiều” - TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ về cách thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.

Ts Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Lâm Đồng đã thu hút được 80 doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với số vốn hơn 500 triệu USD. Lâm Đồng cũng đã ký kết hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đâu tư trong nông nghiệp.
[caption id="attachment_62411" align="aligncenter" width="600"] Vườn hoa đồng tiền sản xuất theo công nghệ cao khép kín tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng. Ảnh:L.Đ[/caption]

- Như vậy, thành công của Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp CNC chủ yếu dựa vào các DN FDI, thưa ông?

Thực tế cho thấy, nền nông nghiệp Lâm Đồng có được bước phát triển vượt bậc như hiện nay phải nói là có công rất lớn của các doanh nghiệp FDI. Khi vào Lâm Đồng đầu tư sản xuất, họ đã đem theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao… Nông dân Lâm Đồng học tập được ở họ rất nhiều.

- Thời gian tới, chiến lược của tỉnh tiếp tục hút khối ngoại đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao?

Tỉnh đang tiến hành xây dựng 5 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 100 - 500ha, chủ yếu để nâng cấp khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất của nông dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng rau, hoa, chè, cà phê và chăn nuôi bò sữa.

Cùng với đó, thu hút các doanh nghiệp chủ lực nhằm tạo động lực cho bước phát triển mới. Đặc biệt là khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt có diện tích 221 ha tại xã Lát (huyện Lạc Dương). Đây là một trong 10 khu nông nghiệp CNC của cả nước giúp thúc đẩy giá trị nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích. Mục tiêu là đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích của tỉnh đạt 170 triệu đồng/ha/năm và đến 2025 là 220 triệu đồng/ha/năm.

Đồng thời, tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 2 Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Ấp Lát, với diện tích 346 ha và Đạ Đuem II diện tích 172 ha.

- Nhưng trong qua quá trình triển khai ứng dụng CNC vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ắt sẽ có không ít những rào cản cần tháo gỡ, thưa ông?

Có thể nói, vấn đề đất đai và những chính sách liên quan đến đất đai là rào cản lớn nhất để thu hút FDI vào nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng hiện nay. Các DN rất khó tiếp cận để tích tụ thành một diện tích đủ lớn để đầu tư vì đất đai canh tác nông nghiệp tại Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ.

Do vậy, muốn tích tụ đất đủ lớn để triển khai dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thỏa thuận với hộ nông dân; nếu thỏa thuận được thì phải chi phí 2 lần trả tiền sử dụng đất: tiền thuê hoặc mua đất của người có quyền sử dụng đất đồng thời lại phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước (tuy có được miễn giảm).

Theo quy định hiện hành, DN FDI không được thuê đất bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sản xuất. Song nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đang có nhu cầu sử dụng diện tích đất nông nghiệp lớn để thực hiện khảo nghiệm.

Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện trái luật bằng cách thuê đất canh tác ở lân cận khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu để làm đúng quy định của luật, thì doanh nghiệp phải ký hợp đồng với nông dân. Nhưng dự án về nông nghiệp thường phải dài hơn và quá trình khảo nghiệm về giống cây trồng, sản phẩm phục vụ nông nghiệp thường đòi hỏi thực hiện nghiêm theo quy trình, nên doanh nghiệp khó mà yên tâm nếu phải phụ thuộc vào ý thức của nông dân khi người nông dân luôn trong tâm thế sẵn sàng phá hợp đồng nếu có người trả giá cao hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video