“Cha đẻ” BPhone: “Sản xuất smartphone là sứ mệnh chứ không chỉ vì tiền”

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Bkav tiết lộ đã bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng để đầu tư sản xuất điện thoại thông minh nhưng chưa thu về lợi nhuận.
“Cha đẻ” BPhone: “Sản xuất smartphone là sứ mệnh chứ không chỉ vì tiền”


"Chỉ tập trung thương mại, câu chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều"

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Bkav cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sáng tạo không giới hạn, không bị giới hạn về công cụ hay biên giới khi các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp trên thế giới. Điển hình như để sản xuất smartphone , Bkav cần hợp tác với hơn 100 nhà cung cấp, tương tự, các nhà sản xuất lớn như Apple hay Samsung cũng đều như vậy.

Với việc sản xuất smartphone, ông Quảng tiết lộ đã bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng để đầu tư sản xuất điện thoại thông minh nhưng chưa thu về lợi nhuận. "Cách làm smartphone của Bkav là tập trung vào sứ mệnh sản xuất ra chiếc điện thoại made in Vietnam chứ không chỉ tập trung vào thương mại".

"Nếu chỉ tập trung về thương mại, câu chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhưng không thể tạo ra nguồn nhân lực công nghệ cao", ông Quảng nói.

Một trong những thách thức của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, đội ngũ này còn nhiều hạn chế, song những nhân lực này hoàn toàn có thể đào tạo để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

“Chúng ta không thể mong chờ có ngay lập tức một đội ngũ công nghệ “ngon lành” như ở các nước phát triển. Trong lĩnh vực an ninh mạng, chúng tôi đã tự đào tạo nguồn nhân lực để Bkav có thể cạnh tranh sòng phẳng với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới”, ông Nguyễn Tử Quảng nói.

Hiến kế về việc phát triển công nghệ Việt Nam, ông Quảng cho rằng, chúng ta cần đầu tư cho kinh tế số, dùng công nghệ để phát triển kinh tế, đồng thời Chính phủ cũng cần có những chính sách để phát triển kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp mũi nhọn.

BPhone 3 đã có mức giá tiếp cận "mặt đất" hơn

Cho đến nay, Bkav đã 3 lần ra mắt smartphone với các phiên bản BPhone 1, BPhone 2 và BPhone 3, tuy nhiên có vẻ như người dùng chưa có nhiều thiện cảm với dòng điện thoại made in Vietnam đầu tiên này.

Bkav không công bố chi tiết về doanh số bán BPhone nhưng kỳ vọng về doanh số cũng như độ phủ mà nhà sản xuất đưa ra so với thực tế dường như ở mức rất xa. Doanh số bán ra Bphone và Bphone 2 cũng không mấy khả quan do quan sát mật độ sử dụng trên thị trường có thể thấy rất hiếm người sử dụng smartphone này.

Sang đến BPhone 3, Bkav tung ra 2 phiên bản BPhone 3 giá 6,99 triệu đồng và Bphone 3 Pro, giá 9,99 triệu đồng. Chiến lược đặt giá mới này đã thấp hơn nhiều so với mức giá "trên trời" của BPhone và BPhone 2. Theo tiết lộ từ Bkav, tính đến thời điểm đầu tháng 12/2018, đã có 10.000 chiếc điện thoại Bphone 3 được bán ra, gần bằng doanh số Bphone 2 sau 1 năm ra mắt.

Tuy nhiên so với mục tiêu tới năm 2023, Bkav sẽ đạt mức doanh thu 2 tỷ USD và chiếm 34,7% thị phần điện thoại Việt Nam mà CEO Nguyễn Tử Quảng đưa ra thì mức doanh thu này vẫn khá xa vời. Đồng thời, mục tiêu này dường như rất thiếu thực tế khi mà đến nay, CEO Bkav vẫn tiết lộ rằng chưa thu hồi được đồng lãi nào từ khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng vào sản xuất smartphone.

Theo Nguyễn Thắm (BizLIVE)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video