Yêu cầu xử lý video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội

Những video nhảm nhí này đã thu hút hàng triệu người, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe-xem của xã hội đi xuống.

Yeu cau xu ly video co noi dung nham nhi, giat gan tren mang xa hoi hinh anh 1

Nhiều kênh YouTube với những video rác ngập tràn trên mạng xã hội.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những video có nội dung nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội.

Trước đó, các cơ quan báo chí đã phản ánh việc trên mạng xã hội đang tràn lan những video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm lôi kéo càng nhiều lượt xem càng kiếm được nhiều tiền.

Đáng ngại là những video nhảm nhí này đã thu hút hàng triệu người, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe-xem của xã hội đi xuống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những nội dung này vẫn xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát.

Nhiều năm trở lại đây, Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã cung cấp một lượng lớn thông tin, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cuộc sống, công việc, giải trí cho con người; tuy nhiên, tác hại và hệ lụy kéo theo cũng không ít, nhất là với những ai sử dụng mạng xã hội quá đà hoặc thiếu hiểu biết...

Do vậy, người dùng cần tỉnh táo nhận diện được thông tin thật, giả, xấu độc để tránh bị lôi kéo, dẫn dắt tới những biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi.

Đặc biệt, với thế hệ trẻ, khi trình độ nhận thức còn non nớt, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, việc sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội cần được hướng dẫn, định hướng về văn hóa ứng xử./.

Theo TTXVN/Vietnam+

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video