Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt phải biết “cách chơi”

Do không sử dụng phương thức thanh toán ký quỹ giữa người bán và người mua (phương thức L/C) nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần phải cẩn trọng khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. Đó là quan điểm của ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khi trao đổi với báo DĐDN.

[caption id="attachment_34784" align="aligncenter" width="700"]Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần phải cẩn trọng khi làm ăn với thị trường Trung Quốc Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần phải cẩn trọng khi làm ăn với thị trường Trung Quốc[/caption]

Ông Hòe cho biết, tính đến giữa tháng 8 năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 263,7 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

-Vậy, con số trên gợi cho ông suy nghĩ về thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam trong thời điểm hiện tại và tương lai?

Là siêu cường quốc sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu thủy sản từ các nước khác trên thế giới bởi dân số đông, nhu cầu tiêu thụ cao. Hiện, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất toàn cầu với mức tiêu thụ bằng ¼ thế giới. Với tốc độ gia tăng dân số từ 1,34 tỷ người hiện nay lên 1,6 tỷ người năm 2026, thu nhập của người dân ngày càng cao… chắc chắn số lượng người tiêu dùng ưa chuộng thủy sản sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, nhất là đối với các loài thủy sản cao cấp. Là nước có chung biên giới và quan hệ thương mại thiết lập hàng nghìn năm với Trung Quốc, Việt Nam có những lợi thế giao thương nhất định với siêu cường quốc này. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là một thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam bởi khá dễ tính, yêu cầu không cao, “thượng vàng hạ cám” đều có thể bán được.

-Tuy nhiên, xuất  khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Và trên thực tế, việc này đã không được các nhà chuyên môn đánh giá cao, thưa ông?

Có ba khó khăn mà con tôm Việt Nam sẽ gặp phải tại thị trường Trung Quốc: thứ nhất, rủi ro trong thanh toán do không thực hiện theo phương thức L/C (phương thức ký quỹ giữa người mua và người bán) như các thị trường khác. Trong khi đó, vấn đề an toàn phải luôn được quan tâm. Thứ hai, phương thức xuất khẩu cũng rất đa dạng nên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi các địa phương giáp giới thay đổi chính sách, siết chặt quy định thì có khi lại làm gián đoạn đơn hàng, thiếu chủ động. Thứ ba, nhu cầu chủ yếu của nhà nhập khẩu là sản phẩm nguyên con, sơ chế nên thực tế cũng khó phát triển hàng cao cấp, chất lượng. Làm ăn với Trung Quốc là phải biết“cách chơi”, trong đó, phần “sân nhà” cần tạo sự liên kết khăng khít giữa doanh nghiệp và nông dân.

Hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu vẫn đang đi theo đường tiểu ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch thì không có sự ổn định về mặt thị trường, doanh nghiệp dễ gặp những rủi ro trong vấn đề thanh toán. Mặt khác, khi đi đường tiểu ngạch, chúng ta không thể tiếp cận được với những khách hàng lớn ở Trung Quốc. Muốn tạo được một thị trường ổn định và lâu dài thì phải xuất khẩu chính ngạch. Theo đó, trước hết, chúng ta cần khơi thông đường xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của thị trường Trung Quốc, chúng ta không thể đòi hỏi chỉ đi đường chính ngạch như với những thị trường khác, mà phải kết hợp cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch.

-Vậy theo ông, để con tôm Việt Nam không “bị động” tại thị trường Trung Quốc, cũng như nắm bắt cơ hội tại những thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, Nhật Bản… thì chúng ta cần phải có những bước chuẩn bị cụ thể như thế nào? 

Thị trường Trung Quốc đã tiêu thụ đến 15% trong cơ cấu chung xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, do xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có quá nhiều phương thức xuất khẩu (chính ngạch, tiểu ngạch, biên mậu…) nên dù tiềm năng nhưng cũng rất rủi ro. Vì vậy, Chính phủ cần phải tiếp tục cải cách các quy định và thủ tục hành chính cho các hoạt động chế biến thủy sản và xuất khẩu. Chúng bao gồm một số quy định về kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu và các quy định về ghi nhãn.

Chúng tôi cũng đã đưa ra đề xuất, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp miễn kiểm dịch các nguyên liệu nhập khẩu thường xuyên để chế biến thủy sản xuất khẩu từ cùng một nguồn gốc và cùng các nhà cung cấp, dựa trên kết quả kiểm tra các lô trước.

Bên cạnh đó, cũng nên xây dựng chiến lược cụ thể về sản xuất giống thủy sản, đó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng, việc sử dụng kháng sinh và giá cả. Chính phủ và Bộ NN – PTNT cũng nên xem xét việc sử dụng kháng sinh trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản và nâng cao kiến thức về nuôi tôm mà không cần thuốc kháng sinh.

Các rào cản thương mại tại thị trường Mỹ, như thuế chống bán phá giá, sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, bao gồm châu Âu. Do đó Chính phủ nên hỗ trợ ngành thủy sản để giúp ngành vượt qua những rào cản đó.

Song song với đó, Nhà nước nên dành đầu tư vào các hoạt động công nghệ đánh bắt xa bờ, bảo quản sau thu hoạch và xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng nên đầu tư vào việc xây dựng một cảng biển hiện đại ở khu vực ĐBSCL và một trung tâm công nghệ sinh học tại Cần Thơ để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong khu vực. Phải có đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và sản lượng thủy sản để tránh tăng chi phí sản xuất và tác động tiêu cực đến sản lượng và chất lượng thủy sản.

– Xin cảm ơn ông!

Theo Mai Thanh (DĐDN)

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video