Xiaomi chính thức trình làng xe điện đầu tiên SU7: Mệnh danh ‘quái vật' hiệu suất, tham vọng trở thành Porsche hoặc Tesla Trung Quốc

Thị trường ô tô điện sẽ thêm đông đúc với sự gia nhập từ ông lớn điện thoại Trung Quốc.
Ảnh minh họa

Ngày 28/12, người sáng lập của Tập đoàn Xiaomi Lôi Quân đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty và tuyên bố tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm tới và cạnh tranh với Tesla và Porsche.

SU7, viết tắt của Speed ​​Ultra, sẽ được cung cấp năng lượng bởi pin của các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào việc nó có cấu hình động cơ đơn hay kép.

Bước đột phá về xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của CEO và đồng sáng lập Lôi Quân rằng công ty của ông có thể làm rung chuyển lĩnh vực vận tải giống như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Ông Lôi Quân, cũng là một nhà đầu tư mạo hiểm thành công, cho biết đây là lần đặt cược kinh doanh cuối cùng của mình.

Tuy nhiên trong thời gian kể từ lần đầu tiên công bố kế hoạch xe điện vào năm 2021, thị trường ô tô lớn nhất thế giới đã thay đổi đáng kể.

Ngày 28/12, người sáng lập của Tập đoàn Xiaomi Lôi Quân đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty và tuyên bố tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm tới và cạnh tranh với Tesla và Porsche.

SU7, viết tắt của Speed ​​Ultra, sẽ được cung cấp năng lượng bởi pin của các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào việc nó có cấu hình động cơ đơn hay kép.

Bước đột phá về xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của CEO và đồng sáng lập Lôi Quân rằng công ty của ông có thể làm rung chuyển lĩnh vực vận tải giống như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Ông Lôi Quân, cũng là một nhà đầu tư mạo hiểm thành công, cho biết đây là lần đặt cược kinh doanh cuối cùng của mình.

Tuy nhiên trong thời gian kể từ lần đầu tiên công bố kế hoạch xe điện vào năm 2021, thị trường ô tô lớn nhất thế giới đã thay đổi đáng kể.

Cụ thể, ông Quân trước đó đã cho biết Xiaomi dự định SU7 sẽ cạnh tranh với Taycan Turbo của Porsche về hiệu suất và Model S của Tesla về tính năng công nghệ. Model S có giá khởi điểm 698.900 nhân dân tệ và Taycan ở mức 898.000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với khung giá trung bình từ 200.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ mà nhiều người kỳ vọng SU7 sẽ rơi vào. Hiện Xiaomi vẫn chưa tiết lộ SU7 sẽ có giá bao nhiêu.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc, Tesla đã bán được chưa đến 200 chiếc xe Model S tại Trung Quốc kể từ khi cải tiến mẫu xe này trong năm nay, trong khi Porsche đã giao khoảng 3.600 chiếc xe điện dòng Taycan tại nước này vào năm 2023.

SU7 sẽ được bán ra vào năm tới và sẽ đi kèm với động cơ có tốc độ 21.000 vòng quay một phút - ông Quân cho biết là cao hơn Model S và Taycan Turbo và gọi đây là một 'quái vật' về hiệu suất. Nhà máy của Xiaomi sử dụng phương pháp sản xuất gigacasting do Tesla tiên phong, phát triển một cỗ máy nặng 9.100 tấn được gọi là hypercasting.

Xiaomi từ trước tới nay được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đang nỗ lực duy trì tăng trưởng trong một thị trường toàn cầu ngày càng bão hòa và ổn định. Gia nhập thị trường xe điện, họ sẽ gặp thách thức không chỉ các nhà sản xuất xe điện mà còn cả những đối thủ mới hơn như Huawei Technologies được biết đến với chuyên môn độc đáo.

Ông Quân cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội, bao gồm BYD, XPeng Li Auto và Huawei, gọi họ là những người tiên phong trong ngành công nghiệp xe năng lượng mới của Trung Quốc. Trong một bài đăng hôm thứ Tư trên nền tảng truyền thông xã hội Weibo, Giám đốc điều hành của XPeng - ông He Xiaopeng, cho biết ông hoan nghênh Xiaomi gia nhập các nhà sản xuất ô tô và chúc công ty có doanh thu cao trong năm 2024.

Theo Nhịp Sống Thị Trường

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video