Xét xử vụ xe Mercedes gây tai nạn ở TP HCM: Nữ tiếp viên Vietnam Airlines chống nạng đến tòa!

Nữ tiếp viên Vietnam Airlines chống nạng đến toà sau khi bị xe Mercedes tông.

Ngày 15-12, TAND quận Phú Nhuận, TP HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Trần Hoài Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) về tội "Vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Cáo trạng VKS nêu rõ ngày 30-1, Phong đã lái xe Mercedes mang BKS 51G-902.57, khi đến đường Hồng Hà (quận Phú Nhuận) đã tông tài xế GrabBike Lê Mạnh Thường (54 tuổi) đang chở chị Nguyễn Thị Bích Hường (30 tuổi; tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines).

Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế GrabBike chết trên đường đưa xe đi cấp cứu, nữ tiếp viên bị thương tật 79%. Thời gian qua, chị Hường trải qua hàng chục đợt phẫu thuật khi sắp lại các vị trí bị thương như xương đùi, xương bàn chân...

Trước khi gây tai nạn, bị cáo sử dụng ma túy và không có bằng lái xe. Tốc độ điều khiển xe đạt hơn 84km/h. 

Đến phiên toà, chị Hường sử dụng nạng và di chuyển trong khó khăn.

 Xét xử vụ xe Mercedes gây tai nạn ở TP HCM: Nữ tiếp viên Vietnam Airlines chống nạng đến tòa!  - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Trần Hoài Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) hầu toà.

 Xét xử vụ xe Mercedes gây tai nạn ở TP HCM: Nữ tiếp viên Vietnam Airlines chống nạng đến tòa!  - Ảnh 3.

Nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines hiện nay phải sống cảnh thương tật.

Theo L. Phong (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video