Vụ Bệnh viện Thủ Đức mua kit test Công ty Việt Á: Khởi tố 2 bị can

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM đã khởi khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Vũ Phong về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, và khởi tố đối với Trương Thị Bảo Trân về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Nhận hối lộ”.

Chiều 15.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Vũ Phong (sinh năm 1984, ngụ tỉnh Bến Tre, tạm trú TPHCM, Giám đốc công ty Nam Phong) và Trương Thị Bảo Trân (sinh năm 1988, ngụ tỉnh Đồng Nai, tạm trú TP. Thủ Đức, nhân viên Phòng Vật tư Bệnh viện Thủ Đức) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Việt Á, Bệnh viện Thủ Đức và Công ty Nam Phong.

Từ tháng 8.2021 đến 12.2021, Phạm Vũ Phong - Giám đốc Công ty Nam Phong đã chi cho Trương Thị Bảo Trân - nhân viên Phòng Vật tư Bệnh viện Thủ Đức hơn 990 triệu đồng. Để hợp thức hóa cho hồ sơ chỉ định thầu, Bệnh viện Thủ Đức yêu cầu và hướng dẫn Công ty Nam Phong làm 03 Bảng báo giá do các công ty của người quen Phong đứng tên.

Sau đó, hợp thức hóa thủ tục chỉ định thầu cho Công ty Nam Phong, đồng thời nâng đơn giá bán Kit Test do Công ty Việt Á sản xuất để hưởng hoa hồng từ 30% đến 40% trên giá trị hợp đồng, tương đương số tiền gần 11 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Bệnh viện Thủ Đức, cũng là tài sản Nhà nước đối với toàn bộ số tiền này.

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện, khởi tố vụ án, các bị can nêu trên đã thể hiện sự khẩn trương, tích cực và kịp thời đối với chuỗi các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Việt Á và các tổ chức, cá nhân liên quan trong sản xuất, kinh doanh Kit xét nghiệm COVID-19, góp phần xử lý nghiêm đối với các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để trục lợi, giải tỏa bức xúc trong dư luận.

Theo Anh Tú (Lao Động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video