VNPT muốn bán Công ty tài chính Bưu điện giá rẻ nhất là 500 tỷ

VNPT muốn bán toàn bộ tài sản của công ty tài chính PTF và công nợ với giá tối thiểu là 500 tỷ đồng. Ngày tổ chức bán đấu giá là 01/02/2018.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa có thông báo về việc tổ chức bán đấu giá Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) - đơn vị thuộc sở hữu của VNPT.

Theo đó, VNPT bán đấu giá PTF dưới phương thức bán đấu giá kế thừa công nợ giá khởi điểm là 500 tỷ đồng. Các nhà đầu tư sẽ đấu giá trực tiếp tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên theo bước giá 1 tỷ đồng.

Để tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải đặt trước 50 tỷ đồng và tiền mua hồ sơ đấu giá là 500 nghìn đồng/bộ.

Thời gian và địa điểm làm thủ tục mua hồ sơ, đăng ký tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền đặt trước là từ 08 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút các ngày làm việc từ ngày 18/12/2017 đến ngày 30/01/2018 tại Công ty Cổ phần Bán đấu giá tài sản BTC - Địa chỉ: Tầng 07, số 16 Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Thời gian, địa điểm tổ chức đấu giá là 10h sáng ngày 01/2/2018 tại trụ sở của VNPT.

Việc thoái vốn của VNPT khỏi PTF đã được đặt ra từ đầu năm 2017 nhưng đến nay mới thực hiện. Còn nhớ tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 1/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) vào chiều ngày 5/4/2017, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, VNPT đang làm việc với các đối tác, các ngân hàng và có nhiều phương án rất khả quan. “VNPT sẽ sớm có phương án báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT. Dự kiến trong tháng 4, VNPT sẽ có phương án thoái vốn công ty TNHH MTV Tài chính Bưu điện” – ông Long từng đề cập.

PTF có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và được sở hữu 100% bởi VNPT. Theo báo cáo tài chính năm 2016, tổng tài sản của Công ty chỉ còn 378 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ và phần lớn tài sản nằm trong khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (gần 260 tỷ đồng).

Mặc dù là doanh nghiệp nhà nước và phải công bố thông tin theo hướng dẫn của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, việc công bố thông tin của PTF lại rất sơ sài. Trong báo cáo tài chính này, PTF cũng không chỉ rõ con số vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Theo đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất, lợi nhuận trước thuế của Công ty các năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 19 tỷ đồng, 21 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận có được chủ yếu đến từ cổ tức của các khoản đầu tư cổ phần… Hiện tại doanh nghiệp này không có hoạt động kinh doanh và chỉ tồn tại bằng các nguồn thu đó.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video