Vissan: Quý IV đạt 25 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gần 15%

Giá heo đầu vào trong quý IV/2015 đã giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trong quý IV/2016 Vissan không phải trích lập Quỹ Khoa học Công nghệ cũng góp phần giúp công ty có lợi nhuận tăng.

CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – Vissan (mã VSN) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất và công ty mẹ quý IV/2016. Theo đó, đối với báo cáo riêng, lợi nhuận quý IV/2016 của Vissan tăng gần 15% nhờ giá vốn và chi phí hoạt động trong kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần quý IV đạt 944,3 tỷ đồng, giảm 12,3%; lũy kế nửa cuối năm đạt 1.838,9 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận thuần đạt gần 31 tỷ đồng, tăng 10,9%; 6 tháng cuối năm đạt 68,6 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 69,8 tỷ đồng, giảm 4,9%, riêng quý IV đạt 31,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng cuối năm đạt 55,7 tỷ đồng, riêng quý IV đạt 25 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm trước.

Vissan cho biết, lợi nhuận sau thuế quý IV/2016 tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước là do giá heo hơi đầu vào bình quân quý IV/2016 giảm 13,2%. Ngoài ra, quý IV/2015 Vissan đã trích lập Quỹ khoa học công nghệ 5,5 tỷ đồng, trong khi quý IV/2016 công ty không thực hiện trích lập quỹ này. Với giá vốn và chi phí hoạt động giảm như nêu trên, lợi nhuận sau thuế công ty tăng.

Thuyết minh báo cáo tài chính của Vissan cho biết, tại ngày 31/12/2016, vốn điều lệ của Vissan là 809,1 tỷ đồng, trong đó, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV nắm 67,76%; CTCP Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO) nắm 24,94%; cổ đông khác nắm giữ 7,3%.

Theo Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video