Vingroup phát hành xong 3.000 tỷ đồng trái phiếu được CGIF bảo lãnh

Trái phiếu có hai kỳ hạn 5 năm và 10 năm với lãi suất lần lượt là 7,75% và 8,5%, không có tài sản đảm bảo, được bảo lãnh thanh toán bởi quỹ ủy thác CGIF của Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB).

Vingroup

Tập Đoàn Vingroup – Công ty CP (Mã: VIC - HoSE) công bố đã phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước có lãi suất cố định, không có tài sản đảm bảo.

Trái phiếu này có hai loại kỳ hạn 5 năm và 10 năm, với lãi suất lần lượt là 7,75% và 8,5%, được bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ Đầu tư và Đảm bảo tín dụng (Credit Guarantee and Investment Facility, “CGIF”), một quỹ ủy thác của Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB).

Đây là lần đầu tiên CGIF bảo lãnh thanh toán cho một doanh nghiệp trong ngành Bất động sản tại khối ASEAN và là giao dịch lớn nhất của CGIF tại Việt Nam tính đến nay. Đây cũng là giao dịch đầu tiên có nhiều kỳ hạn khác nhau của CGIF.

CGIF là một Quỹ đa quốc gia với các thành viên đóng góp gồm Chính phủ các nước ASEAN + 3 và ADB. CGIF hoạt động dưới cương vị quỹ ủy thác của ADB với ban đầu vốn đã góp của 700 triệu USD từ các thành viên. Là một cấu phần quan trọng của Sáng kiến thị trường Trái phiếu châu Á, CGIF được thành lập để phát triển và tăng cường thị trường tiền tệ và trái phiếu bằng đồng nội tệ của các nước ASEAN + 3. CGIF bắt đầu cấp bảo lãnh thanh toán từ ngày 1/5/2012 chủ yếu để tăng hạng mức tín dụng của các tổ chức phát hành uy tín trong khối ASEAN + 3.

Về tình hình tài chính của VIC, tính đến hết năm 2015, công ty có tổng tài sản 146.056,7 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với đầu năm. Hệ số nợ/tổng tài sản là 74%. Trong tổng nợ 108.603 tỷ đồng tính đến hết năm 2015 thì nợ ngắn hạn là 65.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60%.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video