VietinBank rao bán khoản nợ hàng trăm tỷ thế chấp bằng hơn 7.400m2 đất tại TP HCM

Khoản nợ của Công ty Lục Kim Quân tại VietinBank tính đến ngày 12/1/2022 có giá trị gần 228 tỷ đồng.

VietinBank rao bán khoản nợ hàng trăm tỷ thế chấp bằng hơn 7.400m2 đất tại TP HCM

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Bình Dương (VietinBank KCN Bình Dương) thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Lục Kim Quân (Công ty Lục Kim Quân).

VietinBank cho biết khoản nợ của Công ty Lục Kim Quân tính đến ngày 12/1/2022 có giá trị gần 228 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 150 tỷ đồng và nợ lãi gần 78 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 45 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP. HCM. Khu đất này có diện tích 7.430m2, là đất cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của ông Hàn Khải Trí, bà Hàn Dương Mỹ Linh, ông Hàn Khải Vinh (do mẹ là Nguyễn Phương Anh đại diện theo pháp luật).

Trước đó, VietinBank từng rao bán nhiều khoản nợ được thế chấp bằng bất động sản.

Gần nhất, ngân hàng thông báo xử lý khoản nợ 10,7 tỷ đồng của khách hàng Đặng Thị Thùy Nhân. Khoản nợ được đảm bảo bởi quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại địa chỉ 263/6 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM. 

Cuối tháng 12, nhà băng này chào bán khoản nợ hơn 14 tỷ đồng của Công ty Cổ phần (CP) XNK An Phú Thành với tài sản đảm bảo là các căn hộ, quyền sử dụng đất tại Hà Nội.

Hoạt động xử lý nợ của VietinBank được đẩy mạnh trong bối cảnh số dư nợ xấu của ngân hàng đã tăng hơn 90% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 18.097 tỷ đồng.

Mặc dù nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã giảm hơn 41% xuống còn 3.543 tỷ đồng; tuy nhiên nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) đã tăng vọt lên gần 11.631 tỷ đồng, gấp 7,2 lần so với đầu năm, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 57% lên 2.923 tỷ đồng.

Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng của VietinBank chỉ tăng 6,8% lên gần 1,085 triệu tỷ đồng. Điều này đã khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh từ mức 0,94% thời điểm đầu năm lên 1,67% tính đến cuối quý III/2021.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video