Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đứng thứ 12 nhưng đóng thuế đứng thứ 2

Tổng số tiền thuế Việt Nam phải đóng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ là gần 31 tỉ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, cán cân thương mại Việt Nam trong 9 tháng qua thặng dư 24,1 tỉ USD, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Trong 8 tháng năm 2017, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt hơn 30,16 tỉ USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nước này và đứng thứ 12 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Trong cùng thời gian trên, hàng hóa Việt Nam đã phải đóng trên 2,2 tỉ USD tiền thuế, xếp thứ 2 trong tốp 15 quốc gia đóng thuế nhập khẩu hàng hóa cao nhất vào Mỹ, chỉ xếp sau Trung Quốc (khoảng 8,85 tỉ USD tiền thuế với kim ngạch xuất khẩu hơn 318 tỉ USD). Ước tính, số tiền thuế hàng nhập khẩu xuất xứ từ Việt Nam phải đóng chiếm đến 10,11% số tiền thu thuế hàng nhập khẩu của Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay.

[caption id="attachment_71880" align="aligncenter" width="500"] Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng qua các năm[/caption]

Theo Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA), vì lý do này, sản phẩm và hàng hóa từ Việt Nam đang bị mất lợi thế cạnh tranh hơn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác vì thuế đóng quá cao, cao hơn cả các nước phát triển cũng như những nước trong khu vực. Có những dòng hàng Việt Nam bị đánh thuế trên 30% và trung bình của ngành dệt may là 17%. Các nước trong khối ASEAN như Indonesia chỉ đóng khoảng hơn 823 triệu USD, Thái Lan 298 triệu USD, Campuchia 278 triệu USD...

Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tiếp tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh, thậm chí khi không được hưởng lợi từ bất kỳ chương trình ưu đãi thương mại hay hiệp định thương mại tự do nào. Theo ông Jon Fee, cố vấn cấp cao, Công ty Alston & Bird LLP,  trong 12 tháng tính đến ngày 31.8, nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng 8,74% và giày dép tăng 11,83%. Tuy vậy, các chuyên gia của Mỹ cho rằng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do Mỹ đang thắt chặt hơn các quy định, quy chuẩn về an toàn các sản phẩm nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại.

N.T

Tags:

Xử lý trách nhiệm nếu chậm tiếp nhận, bàn giao nhà đất doanh nghiệp nhà nước

Trước thực trạng nhiều cơ sở nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được phê duyệt phương án thu hồi, chuyển giao nhưng vẫn chưa được địa phương tiếp nhận, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đùn đẩy, chậm thực hiện tiếp nhận nhà, đất của các DNNN có quyết định thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý.

Thị trường văn phòng chuyển mình theo hướng bền vững và trải nghiệm

Thị trường văn phòng đang chứng kiến cuộc "cách mạng xanh" và sự lên ngôi của thế hệ Gen Z, định hình lại không gian làm việc. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ tìm kiếm diện tích, địa điểm mà là một văn phòng bền vững, nơi sức khỏe, sự linh hoạt và gắn kết cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Người mua bất động sản Hà Nội có tâm lý thận trọng hơn

87% hộ gia đình Hà Nội có thu nhập từ 25 triệu đồng/tháng trở lên đang có nhu cầu rõ ràng về bất động sản. Tuy nhiên, thay vì vội vàng "xuống tiền", người mua giờ đây thận trọng, dành thời gian quan sát và chuẩn bị tài chính dài hạn.

Bất động sản bán lẻ chuyển mình ngoạn mục

Thị trường bất động sản bán lẻ toàn cầu đang chứng kiến sự trở lại ngoạn mục, đặc biệt rõ nét tại Việt Nam với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đầu tàu. Thay vì chỉ là nơi mua sắm đơn thuần, các cửa hàng đang chuyển mình thành không gian đa trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tương tác và khám phá của người tiêu dùng hiện đại.

Video