Việt Nam, Ấn Độ và Philippines là ba thị trường chứng khoán VIP mới của châu Á
Hứng thú của nhà đầu tư ngày càng tăng chính là điểm chung tại các thị trường chứng khoán VIP của châu Á trong lúc tăng trường kinh tế toàn cầu vẫn gây thất vọng.
Một trong những công ty hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường chứng khoán chính là công ty bất động sản SM Prime Holdings, khu tổ hợp thương mại mua sắm Mall of Asia cách trung tâm Manila 6 km với diện tích 420 nghìn m2 chính là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất châu Á. Sự phát triển của thị trường bán lẻ giúp doanh thu năm 2015 của Prime đạt 71,5 tỷ pesos (1,48 tỷ USD), tăng 8% so với năm trước. Các nhà đầu tư đang đổ tiền mua các cổ phiếu bất động sản có tiềm năng tăng trưởng khi giá cổ phiếu của Prime cũng tăng 30% kể từ đầu năm.
Chỉ số chứng khoán tại Manila đã chạm mức cao chưa từng thấy trong tháng 7 vừa qua trong khi hai chỉ số còn lại ở các thị trường VIP cũng cán mốc đầy lạc quan trong tháng 9. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này lại hoàn toàn tương phản với Tokyo, nơi thị trường đã giảm điểm hơn 10% kể từ tháng 12 năm ngoái.
Sự thu hút lớn nhất của các nhà đầu tư là mức tiêu dùng ngày càng tăng tại các thị trường VIP. Với GDP trên đầu người tại cả ba quốc gia đạt tương đương gần 3.000 USD/mỗi hộ gia đình, ngày càng có nhiều người có đủ khả năng tài chính để sắm xe hơi, đồ gia dụng cao cấp cũng như các mặt hàng đắt tiền khác. Philippines và Vietnam dù vẫn đứng sau Ấn Độ về quy mô dân số với mỗi quốc gia có khoảng gần 100 triệu dân, nhưng tầng lớp trung lưu ở cả ba quốc gia đều được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới đi cùng tác động vô hạn đối với nền kinh tế.
Những thay đổi của chính phủ được dự báo sẽ mang lại sự hỗ trợ tới phát triển kinh tế. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi nhậm chức vào tháng 6 cam kết sẽ đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng. Mặc dù còn những thông tin gây tranh cãi xunh quanh tân tổng thống, nhà đâu tư vẫn rất hy vọng rằng ông sẽ thực hiện những gì mình cam kết.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề xuất mở rộng cửa thị trường Việt Nam để chao đón các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, những kỳ vọng về cải cách kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn tiếp tục đứng vững.
Một số nhà phân tích cho rằng làn sóng đầu tư vào các thị trường mới nổi một phần lớn do tình trạng lãi suất thấp được duy trì trong thời gian dài tại các nước phát triển. Dù có những ý kiến lo sợ khả năng Mỹ nâng lãi suất sẽ đảo chiều dòng tiền đầu tư nhưng trong hiện tại, sự ổn định của Việt Nam, Ấn Độ và Philippines đang giúp cả ba thị tường này nổi bật hơn bao giờ hết.
Sàn giao dịch chứng khoán BSE của Ấn Độ đã vượt qua Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc trở thành sàn chứng khoán lớn thứ hai trong số các thị trường mới nổi chỉ sau Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc. Một sàn giao dịch lớn khác của Ấn Độ, Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia tại Mumbai cũng đang là nơi dẫn đầu làn sóng IPO tại nước này.
Hy vọng lớn
Một số những thay đổi lớn đang ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ cho phép cổ đông nước ngoài được phép tăng nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết cũng như bán cổ phần sở hữu nhà nước tại nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay cần điều chỉnh những quy chế nội bộ phù hợp khi cho phép cổ đông ngoại sở hữu trên 50% cổ phần. Vào tháng 5, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trở thành doanh nghiệp SOE đầu tiên thay đổi quy định cho phép sở hữu nước ngoài lên tới 100%.
Chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong chỉ số Frontier Markets Indexes dành cho nhóm những thị trường sơ khởi. Mục tiêu của Việt Nam chính là nằm trong nhóm những thị trường mới nổi và việc huỷ bỏ quy chế giới hạn sở hữu nước ngoài chính cũng như công bố thông tin tài chính bằng tiếng Anh chính là một trong những điều kiện hỗ trợ mục tiêu này. Việt Nam cũng hy vọng sẽ hoàn thành mục tiêu này trong 3 năm.