Vì sao nhiều người thích điện thoại màn hình gập nhưng sẽ không bỏ tiền ra mua?

Điện thoại màn hình gập ngày càng trở nên phổ biến, với thiết kế đẹp, tích hợp nhiều công nghệ tương lai. Mặc dù tỏ ra hào hứng nhưng ít người muốn mở hầu bao mua thiết bị này.

Vì sao ít người mua điện thoại màn hình gập?

Chris Pantons là một người cực kỳ hâm mộ dòng điện thoại Google Pixel. Anh yêu mọi tính năng trên thiết bị, từ phần mềm, camera cho đến trợ lý ảo. Pantons thậm chí còn tin rằng công cụ phát hiện tai nạn xe hơi của điện thoại đã cứu mạng mình vài năm trước.

Pantons, 33 tuổi, người có hàng trăm video trên YouTube về điện thoại Pixel và các sản phẩm công nghệ khác cho biết: "Thực tế tôi đã sở hữu mọi thiết bị Pixel. Tôi tác động rất nhiều người trong gia đình chuyển sang dùng Pixel – anh trai và chị dâu, mẹ và vợ tôi… có cả một đồng nghiệp cũng chuyển đổi".

Nhưng đây là năm đầu tiên anh không nâng cấp lên sản phẩm mới nhất của Pixel: chiếc Pixel Fold, điện thoại thông minh dạng gập mới nhất với giá khởi điểm 1.799 USD. "Tôi rất muốn sở hữu nó", anh nói với CNN. "Nhưng tôi không có đủ tài chính để làm như vậy. Cái giá cho thiết bị đầu tiên của Google là quá cao".

Đầu tháng này, Google trở thành công ty công nghệ mới nhất trình làng điện thoại thông minh gập màn hình, với lời hứa mang đến cho khách hàng tất cả các tính năng mà họ mong đợi ở một chiếc điện thoại, kết hợp với màn hình có kích thước chỉ thấy trên máy tính bảng.

Pantons không phải là người duy nhất cảm thấy sốc trước mức giá nói trên.

"Chiếc xe đầu tiên của tôi có giá 1800 USD," một người dùng viết trên Twitter. "Google không hiểu đang nghĩ gì", một người dùng khác cho biết đang tiết kiệm tiền, vì biết rằng giá của điện thoại Pixel gập chắc chắn sẽ cao hơn sau khi được công bố.

Về phần mình, Pantons nhận định: "Thực tế là bạn có thể mua điện thoại Pixel, máy tính bảng Pixel và Đồng hồ Pixel với giá thấp hơn chiếc Fold, hoặc những thiết bị phù hợp khác có giá trị tốt hơn".

Vì sao nhiều người thích điện thoại màn hình gập nhưng sẽ không bỏ tiền ra mua? - Ảnh 1.

Vấn đề về giá không phải chỉ đến từ mỗi Google. Khi Samsung ra mắt điện thoại gập Galaxy Z Fold vào năm 2020, nó cũng có giá lên tới 1.999 USD.

Mặc dù đã giảm giá phần nào, nhưng phiên bản mới nhất của Z Fold vẫn có giá khởi điểm 1.799 USD – bằng với Pixel Fold. Ngay cả các mẫu gập từ thương hiệu bình dân cũng được bán lẻ với giá hơn 1.000 USD ở các thị trường nước ngoài.

Để so sánh, chiếc iPhone hàng đầu có giá khởi điểm 799 USD, thấp hơn một nửa so với Pixel Fold. Trong khi đó, những chiếc điện thoại nắp gập cơ bản theo phong cách cổ điển của thập niên 90, đang gây ra cơn sốt hiện nay có giá chỉ 20 USD.

Giá quá cao là một trong những yếu tố hạn chế quy mô của thị trường điện thoại gập. Samsung hiện đang thống trị hạng mục này, tiếp theo là các hãng Motorola, Lenovo, Oppo và Huawei.

Theo ABI Research, màn hình gập chiếm khoảng 0,7% thị trường điện thoại thông minh vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt khoảng 2% vào năm 2022.

Giảm giá có thể giúp tăng động lực mua hàng, nhưng các nhà sản xuất cũng có nỗi niềm riêng.

Vì sao nhiều người thích điện thoại màn hình gập nhưng sẽ không bỏ tiền ra mua? - Ảnh 2.

Linh kiện cao cấp

Màn hình linh hoạt trên điện thoại gập là một trong những lý do lớn nhất khiến chúng có giá cao như vậy.

Màn hình dạng này đòi hỏi nhiều kỹ thuật và chi phí để sản xuất so với màn hình truyền thống. Trong khi đó, Google Pixel Fold có đến hai màn hình, với màn hình ngoài 5,8 inch và màn hình bên trong 7,6 inch.

Các thành phần khác dành riêng cho điện thoại gập cũng làm tăng chi phí.

Ví dụ: Cơ chế bản lề 180 độ của Pixel Fold giúp cải thiện khả năng chống bụi và giảm độ dày tổng thể của thiết bị cũng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và sản xuất tốn kém.

David McQueen, giám đốc nghiên cứu của ABI Research cho biết: "Giá chủ yếu liên quan đến chi phí linh kiện cao, đáng chú ý là màn hình gập và công nghệ bản lề thường là thiết kế độc quyền. Vì vậy, giá sẽ không giảm sớm cho đến khi sản lượng tăng đủ".

Tương lai cho điện thoại màn hình gập vẫn chưa chắc chắn. Hầu hết các ứng dụng vẫn chưa được tối ưu hóa cho các thiết bị có thể gập lại. Đối thủ chính của Google là Apple, vẫn chưa mạo hiểm đánh cược cho thiết bị đầu tiên.

Điện thoại mà hình gập cũng nổi tiếng là dễ vỡ. Ví dụ, các phiên bản đầu tiên của Samsung Galaxy Z Fold gặp một số vấn đề với màn hình. Đáng lo hơn, việc sửa chữa điện thoại thông minh màn hình gập cũng rất tốn kém.

Theo Tổ Quốc

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video