VDSC: Bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam khá u ám

VDSC cho rằng bức tranh ngành nông nghiệp hiện đang khá u ám tại cả khâu sản xuất và tiêu thụ.

VDSC: Bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam khá u ám

Ảnh minh họa.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo về kinh tế vĩ mô mới công bố cho biết, dịch bệnh, nguồn cung và thuế quan vẫn là những yếu tố chi phối chính khiến cho bức tranh ngành nông nghiệp trở nên u ám. Đặc biệt, dường như cả ba điều trên đang hội tụ tại “vùng tiêu cực”.

Nổi bật nhất hiện nay là tình trạng dịch bệnh Châu Phi ở heo. Dịch bệnh đã lây lan trên 40 tỉnh/thành phố, trải dài từ Bắc vào Nam. Nhìn chung, tình trạng dịch bệnh phức tạp, khó kiểm soát và dễ gây thương tổn tới người chăn nuôi. Theo dự báo của Rabobank, nguồn cung thịt heo của Việt Nam có thể bị suy giảm hơn 10% do ảnh hưởng của dịch tả Châu Phi. Giá bán heo cũng giảm mạnh tại nhiều nơi. 

Theo VDSC tình hình nhìn chung khó dự báo do chịu chi phối bởi diễn biến căng thằng thương mại. Về mặt tích cực, việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng tôm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể là cơ hội với doanh nghiệp Việt trong ngắn hạn. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cao su và sản phẩm liên quan sang Trung Quốc khá thuận lợi. 

Bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam khá u ám - Ảnh 1.

Tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông nghiệp.

Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam cùng nguồn cung tại một số mặt hàng như, tiêu, điều, trên thế giới tăng cao khiến thị trường đầu ra khó khăn và giá bán giảm. Kể từ sau tháng 4, tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc với mặt hàng rau quả, gạo tăng khá tốt. Tuy nhiên, sẽ cần tiếp tục quan sát thêm dù VDSC vẫn kỳ vọng một kịch bản tích cực.

Với tình hình hiện tại, VDSC cho rằng sự suy yếu tăng trưởng của ngành nông nghiệp có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP nói chung trong quý 2.

Theo InfoNet

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video