Sửa Luật Doanh nghiệp: Cần thiết quy định về chủ sở hữu hưởng lợi

Để có thể góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết đưa quy định chủ sở hữu hưởng lợi vào Luật Doanh nghiệp.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm đối với các nội dung “hậu kiểm” nhằm giảm tối đa tình trạng vốn ảo, đăng ký khống vốn điều lệ, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định rõ phạm vi, trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh trong tổ chức đăng ký kinh doanh; thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo quy định pháp luật trong phạm vi địa phương; ban hành quy trình kiểm tra, giám sát đăng ký kinh doanh; ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi quy định bổ sung nội dung chủ sở hữu hưởng lợi tại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông tin chủ sở hữu hưởng lợi cần công khai và trách nhiệm của doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi - Ảnh minh họa

Đặc biệt, để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước và khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế.

Dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện 6 nội dung gồm: Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong việc thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc là chủ sở hữu hưởng lợi, có cổ phần, phần vốn góp theo quy định; Sửa đổi quy định bổ sung nội dung chủ sở hữu hưởng lợi tại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông tin chủ sở hữu hưởng lợi cần công khai và trách nhiệm của doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Nhìn nhận về những sửa đổi, bổ sung này, nhiều ý kiến cho hay, Luật Doanh nghiệp hiện hành chưa có quy định riêng về chủ sở hữu hưởng lợi. Do đó, việc đưa chủ sở hữu hưởng lợi vào Luật Doanh nghiệp sẽ giúp minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, ngăn chặn rửa tiền, trốn thuế và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư quốc tế...


Nhiều ý kiến cho rằng, việc có quy định riêng về chủ sở hữu hưởng lợi sẽ giúp minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, ngăn chặn rửa tiền, trốn thuế và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư quốc tế - Ảnh minh họa

Theo đại biểu Nguyễn Thành Trung – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp hiện nay chưa có quy định riêng về chủ sở hữu hưởng lợi. Tuy nhiên, cam kết quốc tế và các quy định phòng, chống rửa tiền đã yêu cầu xác định chủ sở hữu thực sự; Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và nghị định hướng dẫn đã bổ sung định nghĩa và quy định nhận diện chủ sở hữu hưởng lợi khi giao dịch (theo chuẩn FATF).

Khi không có quy định rõ ràng về chủ sở hữu hưởng lợi sẽ dẫn đến rủi ro thiếu cơ chế xác định và công khai chủ sở hữu hưởng lợi tạo nhiều kẽ hở pháp lý cho các hành vi bất hợp pháp. Doanh nghiệp có thể được lập ra chỉ với danh nghĩa pháp lý mà chủ thực sự ẩn sau giấu tên, khiến cơ quan chức năng khó truy nguồn gốc vốn và trách nhiệm.

Nếu không kiểm soát, cơ hội trốn thuế, tham nhũng và chuyển tài sản bất minh cũng gia tăng, bởi thu nhập và cổ tức thực tế không được kê khai rõ người hưởng lợi. Như FATF chỉ ra, minh bạch sở hữu giúp ngăn ngừa nhiều loại tội phạm nghiêm trọng ngoài rửa tiền – ví dụ tội phạm thuế và tham nhũng.

“Quy định chủ sở hữu hưởng lợi giúp minh bạch hóa cấu trúc sở hữu và điều hành doanh nghiệp. Khi các cổ đông thật sự, người hưởng lợi chính được kê khai rõ ràng, mọi bên liên quan (cổ đông nhỏ, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý) đều biết ai là người quyết định cuối cùng, tránh tình trạng chủ thực sự ẩn sau nhiều lớp giấy phép hay người đại diện. Nhờ vậy, việc kê khai thuế, phân chia lợi nhuận và bầu cử nhân sự quản trị diễn ra minh bạch hơn”, đại biểu Trung nêu rõ.

Đồng thời cho rằng, ở góc độ quản trị, khi thông tin về người kiểm soát doanh nghiệp được công bố, trách nhiệm của người đại diện pháp luật và ban lãnh đạo công ty được tăng cường. Đây cũng là cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết: yêu cầu minh bạch chủ sở hữu hưởng lợi nhằm bảo vệ sự liêm chính trong quản trị doanh nghiệp và thị trường tài chính.

Để kịp thời khắc phục những vấn đề này, đại biểu thống nhất với đề xuất bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi vào Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi cho cơ quan quản lý khi có yêu cầu; Bổ sung chế tài xử lý nghiêm trường hợp kê khai sai lệch thông tin chủ sở hữu hưởng lợi (xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng) nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi.

“Việc hoàn thiện các quy định trên sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý minh bạch, đồng bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp phát triển an toàn và giúp cơ quan quản lý đạt hiệu quả trong phòng, chống rủi ro tài chính”, đại biểu Nguyễn Thành Trung bày tỏ.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cũng cho rằng, trong bối cảnh mới, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp là bước đi cần thiết.

Theo đại biểu Lê Đào An Xuân, những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường minh bạch sở hữu, phù hợp với yêu cầu phòng, chống rửa tiền và các thông lệ quốc tế…

Được biết, theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trước khi được biểu quyết thông qua, tại phiên họp hôm nay 20/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự án Luật này.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Chính thức từ 1/7/2025, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí

Từ 1/7/2025 đến hết năm 2026, Bộ Tài chính chính thức giảm 50% đối với 46 nhóm phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó. Đây là lần thứ 6 chính sách giảm phí được thực hiện trong 5 năm qua.

Áp dụng thuế VAT mới, giá xăng dầu giảm mạnh từ 1/7

Từ 0h ngày 1/7, giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm nhờ chính sách giảm thuế VAT chính thức có hiệu lực. Theo đó, giá xăng RON 95 giảm còn 21.110 đồng/lít. Đây là lần giảm sau chuỗi 5 kỳ tăng liên tiếp và sẽ còn một đợt điều chỉnh nữa trong tuần này.

Diện tích, quy mô dân số 23 tỉnh/thành phố mới sau sắp xếp

Theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành ngày 12/6 vừa qua, từ 63 tỉnh/thành phố, sau sắp xếp, cả nước còn 34 tỉnh/thành. Trong đó, có 11 tỉnh/thành không thực hiện sắp xếp và 52 tỉnh/thành sắp xếp để hình thành 23 tỉnh/thành mới.

Sản xuất thực phẩm bẩn, thuốc, thực phẩm chức năng giả - Tội ác trắng

Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phanh phui. Nhiều vụ án liên quan đã được khởi tố với hàng chục bị can. Cần khẳng định rằng thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả không đơn thuần là vấn đề vệ sinh hay gian lận thương mại. Đó là một “tội ác trắng”, lặng lẽ nhưng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng.

Video