Từ tháng 3/2019, nhiều Thông tư mới của ngành ngân hàng đi vào hiệu lực

Có 4 thông tư được NHNN ban hành gần đây sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 3/2019.
Từ tháng 3/2019, nhiều Thông tư mới của ngành ngân hàng đi vào hiệu lực


Quy chế về quản lý mạng lưới TCTD phi ngân hàng 

Ngày 31/12/2018, NHNN ban hành Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của TCTD phi ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2019. 

Theo đó, TCTD phi ngân hàng phải xây dựng Quy chế về quản lý mạng lưới gồm các nội dung tối thiểu như cCơ cấu tổ chức, nhân sự; Nội dung, phạm vi hoạt động, cơ chế hạch toán kế toán; Hạn mức rủi ro theo từng hoạt động KD, hoạt động nghiệp vụ đối với một khách hàng, nhóm khách hàng và tất cả khách hàng của chi nhánh; Cơ chế quản lý, giám sát của trụ sở chính đối với đối tượng thuộc mạng lưới để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động; Tiêu chuẩn, điều kiện của GĐ, PGĐ chi nhánh, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.

Các ngân hàng phải tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần 

Năm 2018, NHNN ban hành đã Thông tư 46/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác. Thông tư 46/2018/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2019.

Theo đó, TCTD phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác.

TCTD đầu mối phối hợp với TCTD khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn.

Chậm nhất ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.

Trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của  TCTD

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 51/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD. Thông tư 51/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.

Theo đó, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD như sau:

- TCTD lập 02 bộ hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát NH.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát NH có văn bản kèm hồ sơ gửi lấy ý kiến của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính về việc đáp ứng các điều kiện; Các đơn vị thuộc NHNN về việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp của tổ chức tín dụng (nếu cần thiết). 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến các đơn vị được lấy ý kiến quy định có ý kiến bằng văn bản về các nội dung được lấy ý kiến.

Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến các đơn vị có liên quan, Cơ quan Thanh tra, giám sát NH thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc NHNN  xem xét, chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của TCTD. 

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của TCTD.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày NHNN ra văn bản chấp thuận, TCTD phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp.

Quy định cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD phi ngân hàng

Đầu năm 2019, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/3/2019 bao gồm 4 điều với một số nội dung cơ bản như sửa đổi, bổ sung khái niệm về bên thuê tài chính, bên thuê vận hành phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015; sửa đổi bổ sung quy định về đăng ký điều lệ, nội dung sửa đổi để phù hợp với quy định Luật Các TCTD. 

Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của TCTD phi ngân hàng để phù hợp quy định hiện hành của NHNN; sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính tại Thông tư số 30/2015/TT-NHNN để phù hợp với chủ trương của Chính phủ về việc cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh tại Công văn số 413/TTg-TH ngày 30/3/2018.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video