Từ 23/12, doanh nghiệp họ quân đội sẽ công khai tài chính

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng sẽ minh bạch kể từ ngày 23/12 khi bắt buộc phải công khai trong tuần sau theo yêu cầu từ Bộ.

Bộ Quốc phòng vừa có Thông tư 182 hướng dẫn công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu. Theo đó, ngày 23/12 tới đây, thông tin tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu (DN quân đội) sẽ phải được công khai, minh bạch.
[caption id="attachment_44852" align="aligncenter" width="530"]Tình hình tài chính của doanh nghiệp quân đội sẽ được công khai. Ảnh: BQP Tình hình tài chính của doanh nghiệp quân đội sẽ được công khai. Ảnh: BQP[/caption]
Bộ Quốc phòng cho biết việc công khai thông tin tài chính các doanh nghiệp quân đội là để đảm bảo sự minh bạch, trung thực và khách quan tình hình tài chính của những đơn vị này cũng như phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời, công khai tài chính các doanh nghiệp quân đội để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước, người lao động trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước. Việc này cũng góp phần thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Theo thông tư, cơ sở để thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp là báo cáo giám sát tài chính hàng năm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo giám sát tài chính hằng năm của doanh nghiệp. Việc công khai thông tin tài chính này phải đáp ứng các yêu cầu về thực hiện công bố thông tin theo quy định về công bố thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp quân đội phải thực hiện công khai báo cáo tài chính 6 tháng, báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) gồm: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, khi công khai báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính năm của công ty mẹ và báo cáo tài chính năm hợp nhất. Cũng theo thông tư, trừ những nội dung không thể công khai do bí mật quốc phòng, an ninh thì tất cả những thông tin tài chính còn lại như thông tin về các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động; tình hình chấp hành các nghĩa vụ đối với người lao động về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất việc (nếu có); tình hình tiền lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập hàng tháng năm trước liền kề của từng viên chức quản lý doanh nghiệp… cũng sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp quân đội.
Bộ Quốc phòng đang quản lý các doanh nghiệp hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như ngân hàng, viễn thông, dệt may, da giày, dược phẩm, bất động sản… Các đơn vị kinh tế của quân đội là lực lượng đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các công ty, xí nghiệp trong đó có nhiều tổng công ty lớn, các đoàn Kinh tế - Quốc phòng của quân đội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời có mặt ở những khu vực khó khăn nhất để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo thế trận quốc phòng vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc.

Theo Bình Nguyên Zing news

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video