Truy nã đặc biệt kẻ cầm đầu đường dây cá độ bóng đá 10.000 tỉ đồng

Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vừa có quyết định truy nã đặc biệt bị can Bùi Mạnh Trí (SN 1985, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, trú phường An Khê, quận Thanh Khê).

Ngày 9-11, Công an TP Đà Nẵng xác định Bùi Mạnh Trí là đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 10.000 tỉ đồng vừa bị công an TP này triệt phá hôm 13-10. Trí đã bị công an khởi tố tội danh tổ chức đánh bạc.

Theo điều tra ban đầu, Bùi Mạnh Trí liên hệ với nhà cái ở nước ngoài để nhận các tài khoản cá cược trị giá hàng triệu USD nhằm hoạt động cá độ bóng đá, cá cược trực tuyến.

Sau đó, Trí chia các tài khoản cho hàng loạt "đại lý" cấp dưới để phân chia cho hàng ngàn người chơi tham gia.

Truy nã đặc biệt kẻ cầm đầu đường dây cá độ bóng đá 10.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Công an TP Đà Nẵng phát lệnh truy nã đặc biệt đối tượng Bùi Mạnh Trí (ảnh Công an cung cấp)

Giúp sức cho Trí là đối tượng Lê Hà Việt Hưng (SN 1985, trú phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Hưng được giao quản lý, xử lý vấn đề kỹ thuật và cắt chuyển các tài khoản phân phối cho các con bạc "cấp dưới".

Cạnh đó, Trí giao cho Bùi Văn Nhẫn (SN 1993, trú phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) phụ trách việc thu, chung tiền thắng thua và đòi nợ.

Ngày 13-10, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng liên quan đồng loạt khám xét nhiều địa điểm, thu giữ tiền mặt, 1 khẩu súng quân dụng cùng nhiều tang vật khác liên quan đến hoạt động đánh bạc và tổ chức đánh bạc qua mạng.

Đồng thời, Công an TP Đà Nẵng cũng bắt giữ các đối tượng chủ chốt trong đường dây. Riêng đối tượng Trí đã trốn khỏi nơi cư trú, bị truy nã đặc biệt trên toàn quốc.

Theo Q.Luật (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video