Trước khi vướng lao lý, ông Trần Duy Tùng từng giữ chức vụ gì?

Trước khi bị khởi tố, tạm giam do liên quan đến những sai phạm tại dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, ông Trần Duy Tùng - con trai ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV từng giữ nhiều chức vụ cao.
Trước khi vướng lao lý, ông Trần Duy Tùng từng giữ chức vụ gì?


Ông Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, là con trai duy nhất của ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngày 1.7.2009, ông Trần Duy Tùng thành lập công ty CP Tập đoàn An Phú có trụ sở số 1 đường Hàn Mặc Tử, Phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định với số vốn điều lệ 200 tỉ đồng.

Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh bất động sản, năng lượng và khai khoáng, chăn nuôi...

Tháng 7.2017, ông Tùng được bầu làm thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn thay cho ông Trần Tuấn Nghĩa có đơn từ nhiệm.

Đến tháng 9.2017, giữa tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt, ông Tùng bất ngờ có đơn xin thôi làm thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn chỉ sau 2 tháng nhận nhiệm vụ. Những lý do được đưa ra là: Vì sức khỏe không đảm bảo công tác, vì quá bận bịu công việc ở Hà Nội. Ông Tùng đã được chấp thuận rút khỏi thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn.

Ông Trần Duy Tùng cũng được biết đến với vai trò Tổng giám đốc Công ty TNHH Souk Houng Hueng. Công ty được thành lập vào ngày 13.5.2014, có địa chỉ tại bản Xangkhu, huyện Xaythani, thành phố Viêng Chăn, Lào.

Theo giới thiệu, Souk Houng Hueng hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả công nghệ cao. Cụ thể là các dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, bao gồm các chủng loại cây: Khoai lang, chanh dây, bơ, thanh long, mít, sầu riêng, bưởi, lựu tại các tỉnh Khawmmuon, Salavan, Savannakhet, Champasak, Attapu,...

Souk Houng Hueng nắm giữ 10% cổ phần Ngân hàng Lào - Việt, một chi nhánh của BIDV.

Liên quan đến những sai phạm trong dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư, nhưng không mấy người biết đến vai trò của ông Trần Duy Tùng tại đây.

Được biết, ông Tùng đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền rồi sử dụng cá nhân mà không báo cáo.

Dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 4.200 tỉ đồng, triển khai trên diện tích 2.163,5ha ở 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Dự án này sau đó đã được BIDV chấp thuận cho vay, giải ngân cho Công ty Bình Hà 2.190 tỉ đồng.

Đây là dự án chăn nuôi bò thịt, bò giống lớn nhất cả nước từng được kỳ vọng sẽ phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, dự án không đem lại hiệu quả kinh tế, thậm chí gây "tai tiếng" ô nhiễm môi trường và sự phản đối của người dân xung quanh khu vực...

Theo PD (Lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video