Trung Quốc vẫn "thất hứa" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở năm thứ 2 thực hiện, nhưng nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc vẫn thiếu hụt so với cam kết, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Kim ngạch nhập khẩu nông sản tiến gần nhất đến cam kết 4 tháng đầu năm 2021, đạt mức 79% dựa theo số liệu của Mỹ và 87% dựa theo số liệu của Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP

Kim ngạch nhập khẩu nông sản tiến gần nhất đến cam kết 4 tháng đầu năm 2021, đạt mức 79% dựa theo số liệu của Mỹ và 87% dựa theo số liệu của Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP

Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào tháng 1/2020, chỉ vài tuần trước khi Covid-19 bắt đầu lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc và sau đó biến thành đại dịch toàn cầu. Thỏa thuận này quy định, Trung Quốc sẽ phải tăng thêm ít nhất 200 tỷ USD so với năm 2017, để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ của Trung Quốc trong 2 năm tới.

Trong một báo cáo có trích dẫn số liệu của hải quan Trung Quốc công bố hôm 25/5, ông Chad P. Bown, chuyên gia cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng, để đi đúng hướng thỏa thuận, Trung Quốc sẽ phải chi 64,5 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc chỉ đạt 73% so với chỉ tiêu 4 tháng đầu năm.

Theo cơ cấu mua hàng, kim ngạch nhập khẩu nông sản tiến gần nhất đến chỉ tiêu nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm, đạt mức 79% dựa theo số liệu của Mỹ và 87% theo số liệu của Trung Quốc.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kết thúc vào tháng 12 tới. Nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc trong năm 2020 đã giảm hơn 40%, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Đàm phán thương mại giai đoạn tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua bị đình trệ. Đại diện hai bên đã dự kiến tổ chức một cuộc họp đánh giá 6 tháng thực hiện thỏa thuận thương mại vào tháng 8 tới, nhưng sau đó cuộc họp này đã bị hoãn lại.

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sau những căng thẳng thương mại leo thang khi cựu Tổng thống Donald Trump nỗ lực tìm cách giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lại tăng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi Mỹ tăng nhập khẩu khẩu trang và các hàng hóa khác.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, chính quyền Mỹ vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và không có dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ điều chỉnh thuế quan hoặc thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong tương lai gần.

Đầu tháng này, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết bà dự kiến sẽ sớm gặp người đồng cấp Trung Quốc, theo tờ Financial Times.

Theo Báo Đầu tư

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video