Trung Nguyên: Gã khổng lồ hay kẻ tí hon?

Trung Nguyên là gã khổng lồ trong thị trường cà phê hòa tan, nhưng lại là người tí hon trong thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam.

trung nguyen

Khi nhắc đến cà phê hòa tan, hầu như ai cũng biết thị trường nội địa chi phối bởi 3 cái tên lớn gồm: Trung Nguyên, Vinacafe và Nescafe.

Cách đây khá lâu, Vinamilk từng lấn sân sang thị trường này với việc cho ra mắt nhãn hiệu cà phê Moment tuy nhiên cũng nhanh chóng rút lui. Gần đây sự kiện Dao Heung, tập đoàn lớn của Lào bước chân vào thị trường Việt Nam với Dao Coffee nhưng đến nay khá kín tiếng.

Một tên tuổi mới có thể xem là gây ấn tượng nhất là PhinDeli với những sự kiện truyền thông đình đám như ông chủ Phạm Đình Nguyên mua lại thị trấn tại Mỹ hay thông tin bắt tay cùng Kinh Đô. Thế nhưng trước mắt những lính mới như PhinDeli vẫn chưa phải là mối đe dọa đến vị thế với 3 ông lớn trên.

Trong 3 tên tuổi lớn của thị trường cà phê hòa tan, Trung Nguyên được xem là một thương hiệu cá tính nhờ việc xây dựng hình ảnh của nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ. Nhiều người nhắc đến Trung Nguyên là nhắc đến cà phê hòa tan G7 và cà phê rang xay nhưng ít người biết tập đoàn này còn xuất khẩu cà phê nhân và nhượng quyền thương hiệu.

Xuất khẩu cà phê vốn là một trong những ngành đem lại kim ngạch tỷ đô cho Việt Nam. Theo công bố của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước niên vụ 2013/14 đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng 17,2 về lượng nhưng chỉ tăng 12,5% về kim ngạch. Hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong niên vụ này là Đức và Mỹ với thị phần kim ngạch tương ứng 13,86% và 10,16%.

Hiệp hội này cũng công bố danh sách 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam tính theo kim ngạch trong đó đứng đầu là Công ty cổ phần tập đoàn Intimex, tổng công ty Tín Nghĩa công ty TNHH, Công ty TNHH Louis Dreyfus commodities Việt Nam,…

Mặc dù là công ty đứng thứ 3 thị trường cà phê hòa tan nhưng Trung Nguyên chỉ đứng vị trí 36 trong danh sách trên, sau công ty cổ phần cà phê Petec ở vị trí 35.

Theo số liệu thống kê từ bộ công thương Việt Nam, niên vụ 2013/14 kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn Intimex đạt 869,9 triệu USD, tương đương khoảng 18 nghìn tỷ đồng. Riêng công ty này chiếm tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xem xét công ty cổ phần cà phê Petec, kim ngạch của công ty này đạt khoảng 18,5 triệu USD, tương đương gần 390 tỷ đồng, chiếm thị phần khá nhỏ với mức 0,5%.

Như vậy có thể mặc dù Trung Nguyên là gã khổng lồ trong thị trường cà phê hòa tan nhưng lại là người tí hon trong thị trường xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.