Trần lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng giảm còn 4,75%

Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định giảm lãi suất điều hành, trong đó lãi tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm xuống 4,75% từ mức 5%/năm trước đó.

Sau khi phát đi tín hiệu điều chỉnh lãi suất điều hành trong tháng 3, NHNN vừa chính thức công bố mức lãi suất điều hành mới áp dụng từ ngày mai (17/3).

Trong đó, lãi suất được điều chỉnh bao gồm các khoản tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng…

Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 6% xuống 5%/năm; khoản tái chiết khấu giảm lãi từ 4% xuống 3,5%/năm; lãi cho vay qua đêm giảm từ 7% xuống 6%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở cũng điều chỉnh từ 4% xuống 3,5%/năm.

NHNN cũng niêm yết lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Trong đó, mức lãi tối đa của các khoản tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ ngày mai sẽ giảm còn 0,5%/năm (trước đó là 0,8%). Các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân hàng sẽ có lãi suất tối đa là 4,75%, giảm 0,25 điểm % so với trước đó.

Tran lai suat tiet kiem duoi 6 thang giam con 4,75% hinh anh 1 pho_bank_.jpg

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm dưới 6 tháng sẽ giảm 0,25% từ ngày mai (17/6). Ảnh: Quỳnh Trang.

Với các Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô lãi suất kỳ hạn này (1 tháng đến dưới 6 tháng) sẽ là 5,25%/năm, giảm 0,25 điểm %.

Ngoài ra, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn do các TCTD niêm yết trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Song song với lãi tiền gửi, NHNN cũng giảm lãi suất cho vay tối đa ngắn hạn bằng VND của các TCTD. Trong đó, trần lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ giảm 0,5 điểm %, từ 6% xuống 5,5%/năm; lãi suất các khoản vay tương tự tại Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối giảm từ 7% xuống 6,5%/năm.

NHNN cũng quy định mức lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc các TCTD gửi tại NHNN bằng VND là 1%/năm, lãi suất với số tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc áp dụng 0%. Tương tự, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%, còn lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.

Việc NHNN giảm lãi suất điều hành cũng được nhiều chuyên gia dự báo trước đó khi hàng loạt NHTW các nước đã giảm mạnh lãi suất từ đầu tháng 3.

Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, việc giảm lãi suất lần này sẽ có độ trễ nhất định để có thể tác động tích cực tới người dân và doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

Vị chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc hạ lãi suất, cơ quan quản lý nên nhanh chóng thực hiện các giải pháp giãn, hoãn nghĩa vụ trả nợ, miễn giảm phí/thuế, không chuyển nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp, tăng chi tiêu đầu tư công…

Ông cũng cho rằng, dư địa giảm lãi suất của Việt Nam hiện khá eo hẹp do áp lực lạm phát lớn. Theo đó, chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm đã tăng 5,91% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong 7 năm (mục tiêu là 4%), trong khi lạm phát cơ bản tăng 3,1% (mức điều hành thông thường khoảng 2-2,5%).

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video