Trả cổ tức 10% cho cổ đông HDBank gây “sốc” cho giới ngân hàng?

Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đạt lợi nhuận sau thuế 513 tỷ đồng nhưng lại mạnh tay chi 810 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Động thái này đã gây “sốc” cho giới ngân hàng. Tuy nhiên, khó có thể hiểu được HDBank trả cổ tức năm 2015 vượt cả lợi nhuận như thế để làm gì?

[caption id="attachment_21589" align="aligncenter" width="597"]Trong bối cảnh nhiều ngân hàng “nói không với cổ tức” thì việc HDBank trả cổ tức 10% cho cổ đông đã gây “rúng động” thị trường tài chính Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều ngân hàng “nói không với cổ tức” thì việc HDBank trả cổ tức 10% cho cổ đông đã gây “rúng động” thị trường tài chính Việt Nam.[/caption]

EPS đạt 633 đồng, trả cổ tức 1.000 đồng

Năm 2015, các chỉ tiêu quan trọng của HDBank đều tăng trưởng tốt so với năm 2014, nhưng tổng tài sản và lợi nhuận đều không đạt kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 788 tỷ đồng, đạt 94,9% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 513 tỷ đồng, chỉ số EPS (lợi nhuận thu nhập tính trên một cổ phiếu) đạt 633 đồng. Ngoài ra, nhờ những năm trước không chia cổ tức nên lợi nhuận chưa phân phối ở mức 909 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãnh đạo HDBank quyết định chi trả mức cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt là 10% (1.000 đồng/cổ phiếu) và được các cổ đông đồng thuận. Như vậy, HDBank sẽ chi ra gần 810 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.

Trên phông nền u ám khi nhiều ngân hàng “nói không với cổ tức”, thì việc các cổ đông của HDBank lại nhận được tiền cổ tức trong lúc đang họp đại hội đã khiến cổ đông các ngân hàng khác phải ghen tỵ. Điều này cũng đã tạo hiệu ứng truyền thông đối nội và đối ngoại có thể vượt cả chủ ý mong đợi.

Theo quy định, các nhà băng phải thực sự bảo đảm các chỉ tiêu an toàn, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, kể cả phải có nguồn dự trữ rồi mới được chia cổ tức. Cũng vì lẽ đó mà năm nay nhiều ngân hàng đã buộc phải giữ lại, khất hoặc tranh thủ nguồn lực cổ tức của cổ đông để gia cố các chỉ số an toàn. Họ buộc phải tăng cường quy mô vốn tự có. Chính vì đối diện với một năm nhiều khó khăn nên ngay cả những ngân hàng lớn nhất Việt Nam như: VietinBank, BIDV... thường là những ngân hàng chia cổ tức cao trong những năm trước thì năm nay cũng phải “nói không với cổ tức”.

Cổ đông có vui?

Có lẽ thông tin được trả 10% cổ tức bằng tiền mặt đã khiến cổ đông tạm không nhớ đến chi tiết quan trọng, đó là lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 513 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT HDBank Lê Thị Băng Tâm cho biết, nguồn vốn chia cổ tức như trên không phải năm nào lấy đúng tiền để chia cho năm đó mà từ nhiều nguồn khác nhau. Năm 2015, HDBank có nguồn lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức là gần 845 tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận năm 2015 còn lại sau khi trích lập các quỹ là 431,7 tỷ đồng, phần lợi nhuận từ việc thoái vốn 1% là 8,6 tỷ đồng, lợi nhuận các năm chưa chia 404,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc chi trả 10% cổ tức của HDBank liệu có quá tay khi mà trong bối cảnh ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn?

Với vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng và tổng tài sản 106.485 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2015 của HDBank chỉ đạt 788 tỷ đồng. Trong khi đó, Techcombank, VPBank có vốn điều lệ tương đương và tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế đều cao hơn hẳn so với HDBank, nhưng không “mạnh tay” chi cổ tức mà dành lợi nhuận làm nguồn lực để phát triển. Điều này khiến cổ đông HDBanh mặc dù rất hào hứng với 10% cổ tức được chia nhưng không khỏi thấp thỏm lo âu.

Bên cạnh đó, khi các cổ đông đề cập việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, bà Lê Thị Băng Tâm cho rằng: “Khi nào diễn biến thị trường tốt hơn, cơ hội đến, HDBank nhất định sẽ thực hiện”. Câu trả lời chung chung này khiến không ít cổ đông thất vọng, bởi thực tế họ mong muốn ngân hàng niêm yết trên sàn không phải vì giá cổ phiếu mà là sự minh bạch.

Với nhiều vấn đề cần giải quyết, thì việc chi trả 10% cổ tức chưa hẳn đã làm cho các cổ đông vui bằng việc ngân hàng sớm được lên sàn, minh bạch thông tin và thực sự phát triển ổn định.

Theo NTD

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video