TP.HCM: TTTM Saigon Paragon của ông hoàng tơ lụa Khaisilk đóng cửa
Trung tâm thương mại (TTTM) Parkson Paragon ở đường Nguyễn Lương Bằng, quận 7, TPHCM thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng chính thức đóng cửa, sau khoảng 5 năm hoạt động. Thông tin trên được Công ty TNHH Thùy Dương, chủ quản lý TTTM Parkson Paragon thông báo với toàn bộ khách hàng và bắt đầu.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trong bán kính chưa đầy 3km2 của trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng hiện nay có nhiều TTTM hiện đại, được xây dựng trên diện tích đất hàng nghìn m2, "mọc" lên. Chẳng hạn như trung tâm mua sắm lớn nhất về quy mô đầu tư tại quận 7 là SC Vivo City, gần đó khoảng vài trăm met là trung tâm bán lẻ Cresent Mall... Từ đó, có khả năng cạnh tranh giữa các TTTM trong khu vực này thời gian qua rất "nóng bỏng".
Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, trưa 16/5 một chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng hoạt động TTNM tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay không như trước. Tức là, ngoài việc thu hút các khách hàng mở quầy kinh doanh bên trong toà nhà, chủ đầu tư còn chú trọng đến nhiều hoạt động mang tính văn hoá, giải trí và thư giản khác.
Trong khi đó, TTTM Parkson Paragon từ khi được đổi chủ đến nay vẫn một khuân mẫu hoạt động kinh doanh, vào đó mua sắm - xem phim rồi ra về, ngoài ra không có một không gian để khách đến cảm thấy dễ thở hơn...
Gần đây, các TTTM của hệ thống Parkson tại TP.HCM rơi vào cảnh ế ẩm dù trung tâm nào cũng nằm ở những vị trí khá đắc địa. Ngay như trung tâm mua sắm Parkson Saigontourist Plaza trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 - nằm đối diện với toà nhà Vincom A - cũng khá vắng vẻ, khách đến cũng chỉ chủ yếu là ăn uống hoặc tham quan.
Theo một chuyên gia phân tích của công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, chi phí thuê mặt bằng liên quan mật thiết đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh tốt thì ngân sách dành cho mặt bằng cũng cao hơn. Đối với ngành hàng thời trang, chi phí thuê mặt bằng dao động trong khoảng từ 10- 20% trong tổng doanh thu, tùy vào chiến lược của từng thương hiệu. Đối với các ngành hàng khác thì con số này thấp hơn, ví dụ như ẩm thực và siêu thị, thường là 10%.
“Việc cung cầu không tương thích cũng là chuyện không quá bất thường cho bất kỳ thị trường nào, không chỉ tại Việt Nam mà tình trạng trên cũng xảy ra cho các thị trường khác”, ông James Hawkey, Giám đốc Bộ phận bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cushman&Wakefield cho biết.