Tổng thống Pháp phản đối nguyện vọng của Ukraine gia nhập EU

Tổng thống Emmanuel Macron đã lên tiếng phản đối nguyện vọng của Kiev muốn trở thành một thành viên EU trong bối cảnh xảy ra căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Pháp phản đối nguyện vọng của Ukraine gia nhập EU

Ông Macron hiện đã phản đối việc đưa ra bất kỳ cân nhắc nào đối với nguyện vọng làm thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Các phóng viên đã hỏi vị Tổng thống Pháp về vấn đề này trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU tại Versailles vào 10/3.

"Chúng ta có thể làm thủ tục gia nhập cho một quốc gia đang có chiến tranh không? Tôi không nghĩ vậy", ông nói.

Ông Macron cho biết EU nên gửi một "tín hiệu mạnh mẽ" về tình đoàn kết tới Ukraine và người dân của họ. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng, "đồng thời, chúng ta phải cảnh giác". Trong thời gian gần đây, ba quốc gia bao gồm Gruzia, Moldova và Ukraine đã lên tiếng bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của EU.

Nỗ lực gia nhập EU đã là một trong những chủ đề chính mà các chính trị gia Ukraine thân phương Tây quan tâm trong nhiều thập kỷ. Kiev tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực để trở thành thành viên của mình trong bối cảnh xảy ra căng thẳng giữa nước này và Nga.

Moscow đã vạch ra các mục tiêu của mình là "phi phát xít hóa" và "phi quân sự hóa" Ukraine, tuyên bố rằng đây là lựa chọn duy nhất còn lại để bảo vệ các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk. Hai nước này đã tách khỏi Kiev vào năm 2014. Tuy nhiên, Ukraine đã phủ nhận việc ấp ủ kế hoạch tái chiếm các nước cộng hòa và cho rằng hành động của Nga là "vô cớ".

Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra yêu cầu gia nhập EU chính thức, kêu gọi khối này chấp nhận đất nước của ông càng sớm càng tốt. Ông nhấn mạnh lại nguyện vọng của mình trong một bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, trong đó ông kêu gọi 27 quốc gia thành viên và mong muốn cho mọi người thấy họ "thực sự là người châu Âu."

"Hãy chứng minh rằng các bạn đang đồng hành cùng chúng tôi. Hãy chứng minh rằng các bạn sẽ không rời bỏ chúng tôi. Hãy chứng minh rằng các bạn thực sự là người châu Âu. Để rồi sau đó, sự sống sẽ chiến thắng cái chết và ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối", ông Zelensky nói với Đại Biểu Nghị Viện Châu Âu, khơi dậy được sự hoan nghênh nhiệt liệt. 

Đề nghị của Kiev đã nhận được sự ủng hộ từ một số quốc gia thành viên Đông Âu. Các nhà lãnh đạo của Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Séc đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi Hội đồng Châu Âu "tiến hành các bước để cấp ngay cho Ukraine vị trí nước ứng cử viên EU và mở ra quá trình đàm phán".

Các quan chức cấp cao đã đưa ra phản ứng dè dặt trước nguyện vọng của Ukraine. Họ cảnh báo rằng không có thủ tục nhanh chóng nào để có thể chấp nhận một quốc gia tồn tại trong EU. Mọi quốc gia đều phải đáp ứng các yêu cầu chính trị và kinh tế khác nhau để được cấp tư cách ứng cử viên thật sự.

Một số quốc gia thành viên EU được cho là đã phản đối nguyện vọng của Kiev. Các quốc gia, trong đó chỉ có Đức và Hà Lan được nêu tên tính đến thời điểm này, "muốn tập trung vào việc hỗ trợ thiết thực cho Ukraine và kết thúc chiến tranh, thay vì bắt tay vào một quá trình có thể mất ít nhất một thập kỷ", Bloomberg đưa tin hôm thứ Hai .

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video