Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê: Vẫn có khả năng đạt 6,7% tăng trưởng GDP năm 2017
Năm 2016 đã khép lại với kết quả tăng trưởng kinh tế không đạt. Vậy cần những nỗ lực nào để năm 2017, GDP đạt mục tiêu 6,7% như Quốc hội đã đề ra.

Theo tôi, cộng đồng cần quan tâm đặc biệt đến những thách thức kể trên để có những chính sách hợp lý mới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Bởi mức tăng trưởng này đồng nghĩa với việc tăng số việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng mức sống cho người dân.
Môi trường kinh doanh trong năm qua được cải thiện, năm 2016 số doanh nghiệp đạt kỷ lục với hơn 100 nghìn doanh nghiệp, đây là động lực quan trọng góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017.
Tôi tin với những nỗ lực đã thực hiện trong năm 2016 cùng sự điều hành chỉ đạo sát sao của Chính phủ và niềm tin, sự hứng khởi của doanh nghiệp thì mục tiêu 6,7% có thể đạt được.
Bên cạnh đó Nghị quyết của Chính phủ về giải ngân vốn cho nền kinh tế đã có hiệu quả đồng thời hoạt động của các ngành dịch vụ tổng quan tăng cao so với các năm khác.
PV: Thưa ông, để kiểm soát lạm phát 2017 cần những biện pháp gì?
Ông Nguyễn Bích Lâm: Để kiểm soát lạm phát năm 2017 với mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Tổng cục Thống kê đề xuất, Bộ Tài chính, KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động phối hợp chặt chẽ trong đánh giá tình hình giá cả, xây dựng các phương án điều hành giá, lãi suất và tỷ giá để chủ động kiểm soát lạm phát. Trước khi điều chỉnh giá của các loại hàng hóa và dịch vụ trên cần tính toán, thống nhất và báo cáo Chính phủ.
Đối với mặt hàng xăng dầu và mặt hàng điện, Bộ Công thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung. Bộ Công thương chủ động đưa ra các phương án tăng giá điện để tính toán các mức độ ảnh hưởng đến chỉ số CPI, chỉ số giá sản xuất và tăng trưởng GDP.
Tổng cục Thống kê cũng đề nghị thực hiện các đợt điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ y tế, giáo dục trùng với các thời điểm đã điều chỉnh trong năm 2016 để chỉ số bình quân năm hạn chế tăng cao. Đề nghị thời gian thực hiện điều chỉnh giá các loại mặt hàng nhà nước quản lý tách ra các tháng khác nhau để giảm thiểu sự tác động lan tỏa lên chỉ số CPI.