Tôn Đông Á khánh thành nhà máy 150 triệu USD

Tôn Đông Á vừa khánh thành giai đoạn một nhà máy thép lá mạ thứ 2 theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu công nghiệp Đồng An 2, tỉnh Bình Dương vào ngày 5/11 vừa qua. Trong giai đoạn đầu, nhà máy được đầu tư hơn 70 triệu USD và xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 125.800m2.

[caption id="attachment_9178" align="aligncenter" width="700"]tda11 Nhà máy thứ 2 theo tiêu chuẩn quốc tế của Tôn Đông Á tại khu công nghiệp Đồng An 2, tỉnh Bình Dương.[/caption]

Toàn bộ dây chuyền sản xuất được lắp đặt từ nguồn công nghệ, thiết bị tiên tiến trên thế giới. Trong đó, một số dây chuyền sản xuất quan trọng của nhà máy đã được hoàn thiện như dây chuyền cán nguội của nhà cung cấp Danieli (Italy), dây chuyền tẩy gỉ của nhà cung cấpTenova (Italy), dây chuyền mạ lạnh số 4 của nhà cung cấp CNSE (Nhật Bản).

Từ nguồn nguyên liệu đầu vào là thép cán nóng, nhà máy mới của Tôn Đông Á có khả năng cung ứng cho ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, công nghiệp giao thông, hạ tầng, thiết bị gia dụng nhiều chủng loại sản phẩm như thép lá cuốn mạ kẽm, mạ nhôm kẽm, mạ màu với độ dày từ 0,16mm đến 3mm.

tda2

Ở giai đoạn một này, tổng sản lượng nhà máy đạt khoảng 300.000 tấn một năm. Như vậy, với quy mô lớn cùng công nghệ hiện đại, nhà máy không chỉ đủ khả năng cung ứng cho thị trường nội địa những sản phẩm chất lượng cao, mà còn có thể sản xuất hàng chục nghìn tấn hàng vào các thị trường Đông Nam Á, Australia, Mỹ, Nhật Bản...

Tại nhà máy mới, Tôn Đông Á đã trang bị hệ thống nước tuần hoàn giải nhiệt và dây chuyền hệ thống xử lý nước thải do công ty Kobelco (Nhật Bản) cung cấp. Song song với quy trình xử lý nước thải hiện đại theo công nghệ Nhật Bản, Tôn Đông Á hiện cũng đang triển khai hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015. Với sự đầu tư quy chuẩn này, nhà máy Tôn Đông Á hướng đến trở thành nhà cung cấp sản phẩm thép chất lượng cao mà vẫn thân thiện với môi trường.

Nguyễn Trọng

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.